Đất 50 năm có được xây nhà tạm không?

07/07/2023 | 15:56 43 lượt xem Tình

Thưa Tư vấn luật đất đai, tôi là Quang, hiện đang làm việc tại Thành phố Thái Nguyên. Tôi chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Gia đình tôi có một mảnh đất trồng cây lâu năm, hiện tại mảnh đất đó đang được khai thác, sử dụng để trồng cây keo, cây tràm và nhiều loại cây khác. Tôi có tham khảo và nghe nói rằng đất trồng cây lâu năm là đất 50 năm. Tuy nhiên, do một vài lý do nên gia đình tôi muốn được xây nhà tạm ở đó thì có được không ạ?. Rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn luật đất đai sẽ trả lời câu hỏi “Đất 50 năm có được xây nhà tạm không?” qua bài viết sau đây, mời các độc giả cùng tìm hiểu nhé.

Đất 50 năm được hiểu là gì?

Đất đai là một vấn đề được rất nhiều quan tâm tới. Chắc hẳn, cụm từ “đất 50 năm” đã xuất hiện khá nhiều trên thực tế đời sống. Tuy nhiên, để hiểu một cách rõ ràng nhất về khái niệm và đất 50 năm này gồm những loại đất nào. Tư vấn luật đất đai mời bạn đón đọc nội dung dưới.

Đất 50 năm có thể được hiểu để gọi đất có thời hạn sử dụng 50 năm. Theo phân loại nhóm đất đai tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì không có nhóm đất nào là đất 50 năm. Do đó, khi xác định đất 50 năm cần căn cứ vào thời hạn sử dụng đất của các nhóm đất.

Cụ thể, Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc tối đa không quá 50 năm như sau:

– Trường hợp Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

+ Đất trồng cây lâu năm.

+ Đất rừng sản xuất.

+ Giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

+ Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp.

– Các trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất, được giao đất trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất.

Đất 50 năm có được xây nhà tạm không?

Đất 50 năm là cách gọi phổ biến để chỉ mảnh đất có thời hạn là 50 năm. Có thể thấy đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc không quá 50 năm chủ yếu là đất nông nghiệp, đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân thì thường sẽ có thời hạn sử dụng lâu dài hơn.

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”.

Theo đó, chỉ có đất ở mới được xây dựng nhà ở; nếu xây dựng nhà ở trên các loại đất khác là vi phạm pháp luật (bị phạt tiền, cưỡng chế tháo dỡ, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu).

Bên cạnh đó, khi đối chiếu với các loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc không quá 50 năm thì chủ yếu là đất nông nghiệp còn đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.

Tóm lại, đất 50 năm không được xây dựng nhà ở vì không phải là đất ở; nếu muốn xây dựng nhà ở phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thế nào?

Theo như quy định trên, để được xây dựng nhà ở trên đất 50 năm thì chủ sở hữu cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở. Về hồ sơ, thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể trong Luật như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Trong giai đoạn này, người sử dụng đất phải chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4. Trả kết quả

Về thời hạn giải quyết

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

+ Không quá 15 ngày;

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Đất 50 năm có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Đất đai là một tài sản lớn đối với người dân Việt Nam nói chung, nên hầu hết các vấn đề liên quan tới đất đai đều rất được quan tâm tới. Có nhiều câu hỏi gửi tới Tư vấn luật đất đai với nội dung đất 50 có được cấp Sổ đỏ hay không? Chỉ cần mảnh đất đó đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) không phụ thuộc vào thời hạn sử dụng đất.

Đất 50 năm có được xây nhà tạm không?

Căn cứ Điều 99, 100 và 101 Luật Đất đai 2013, điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 50 năm được chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

Đây là trường hợp phổ biến nhất để hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất được chia thành 02 nhóm.

Nhóm 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Nhóm 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trường hợp 2: Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Từ ngày 01/7/2014 đến nay, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận (chỉ cần được giao, cho thuê là được cấp Giấy chứng nhận).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Đất 50 năm có được xây nhà tạm không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý là chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Xây nhà trên đất nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, một trong những nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải thực hiện là sử dụng đất đúng mục đích.
Ví dụ: Đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất trồng cây hàng năm có mục đích để trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm có mục đích để trồng cây lâu năm,…
Tóm lại, người dân không được xây nhà ở trên đất nông nghiệp, chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở.

Tự ý làm nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4, khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022 quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
–  Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ
Phạt tiền từ 25 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác
– Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ
Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác
Phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Ngoài ra, đối với hành vi nếu trên đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mà vẫn tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ
Phạt tiền từ 140 – 160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác
Phạt tiền từ 70 – 90 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Phạt tiền từ 950 triệu đồng – 1 tỷ đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm thành đất ở là gì?

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm thành đất ở:
+ Phù hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện
+ Căn cứ theo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, có đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất