Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế năm 2022

30/08/2022 | 19:30 16 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, bố mẹ tôi có mảnh đất sau nhà nhưng khi bố mẹ mất tôi đã được hưởng thừa kế theo pháp luật mảnh đất ấy. Nhưng mảnh đất này hiện xảy ra tranh chấp. Tôi thắc mắc với trường hợp của tôi thì tôi cần phải thực hiện thủ tục gì để có thể giành lại quyền lợi của mình? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về tranh chấp đất đai thừa kế cũng như hướng dẫn bạn thực hiện Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Tranh chấp đất đai thừa kế là gì?

Pháp luật đất đai hiện hành đưa ra khái niệm về tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hao hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Pháp luật dân sự hiện hành quy định cá nhân có quyền thừa kế bao gồm lập di chúc định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản thừa kế làm phát sinh các tranh chấp do có mâu thuẫn giữa những người thừa kế hoặc những người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Theo đó, ta có thể đưa ra khái niệm tranh chấp đất đai thừa kế là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của những người sử dụng đất là những người thừa kế xoay quanh di sản là quyền sử dụng theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Các trường hợp tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai hiện nay có nhiều trường hợp khác nhau, các vụ kiện về thừa kế đất đai đều có liên quan đến vấn đề tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai có các dạng cụ thể như:

  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong đó yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản là quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong đó các đương sự trong vụ án thừa kế yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc chia theo pháp luật;
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong đó các đương sự trong vụ án thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế về đất đai

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu).

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

* Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

* Hình thức nộp đơn

Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án (phổ biến nhất).

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án

Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.

Trường hợp được miễn án phí, Tòa sẽ thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện nếu có đủ điều kiện.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Bước 5: Thi hành án (nếu không có kháng cáo, kháng nghị)

Bước 6: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).

Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn? Theo đó, tranh chấp thừa kế đất đai (tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất) không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn; thay vào đó các bên tranh chấp được gửi đơn khởi kiện luôn ra Tòa án.

Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế
Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế dựa trên Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP với hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Bước 1: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……)
  2. Bước 2: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, là tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ tòa án nhân dân cấp tỉnh nào. Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được quy định tại (khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  3. Bước 3: Ghi thông tin người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó
  4. Bước 4: Nội dung khởi kiện: Trình bày lại sự việc dẫn đến tranh chấp thừa kế (tài sản thừa kế là gì, do ai để lại, có di chúc hay không, lý do dẫn đến tranh chấp,…), Quyền lợi của người khởi kiện bị xâm phạm như thế nào.
  5. Bước 5: Yêu cầu khởi kiện (yêu cầu phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật)
  6. Bước 6: Danh mục tài liệu chứng cứ: Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự.
  7. Bước 7: Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu chứng cứ gì để nộp cho Tòa khi có tranh chấp đất đai thừa kế xảy ra?

Đơn khởi kiện;
Hồ sơ pháp lý của cá nhân (CMND, hộ khẩu);
Hồ sơ chứng minh mối liên hệ với người để lại di sản nếu tranh chấp thừa kế theo pháp luật, nếu tranh chấp thừa kế theo di chúc thì nộp thêm bản sao di chúc;
Các loại tài liệu chứng minh sự tồn tại của đối tượng tranh chấp đất đai (như bằng khoán, quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, xác nhận chính quyền địa phương về tồn tại mảnh đất hoặc giấy tờ khác quy định trong luật đất đai).
Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015

Tranh chấp thừa kế đất đai có cần hòa giải trước khi kiện không?

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, Hội đồng thẩm phán Toàn án nhân dân Tối cao quy định với các tranh chấp liên quan về quyền thừa kế quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ việc
Theo đó, ta có thể khẳng định tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND xã mới đủ điều kiện khởi kiện.
Tuy nhiên, theo pháp luật đất đai hiện hành, Nhà nước vẫn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.