Có được làm hàng rào trên đất trồng lúa không?

04/04/2023 | 09:48 1537 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc trong quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là nhà em có một thửa đất trồng lúa, thửa đất này đang giáp với đất lấn chiếm của một hộ khác nên gia đình tôi muốn xây hàng rào để giữ đất. Tôi thắc mắc rằng có được làm hàng rào trên đất trồng lúa không? Tôi có thể thực hiện làm loại hàng rào nào và cỡ bao nhiêu? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhé!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đất trồng lúa?

Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm:

– Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

– Đất trồng lúa khác bao gồm:

+ Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm

+ Đất trồng lúa nương.

Có được làm hàng rào trên đất trồng lúa không?

Theo Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:

“1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

2. Sử dụng không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, pháp luật quy định trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng đúng mục đích, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật đât đai. Về cơ, hành vi xây dựng hàng rào trên đất trồng lúa là hành vi không trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xây dựng hàng rào phải được thực hiện đúng theo mục đích sử dụng để không làm ảnh hướng đến việc sử dụng đất của người khác. 

Có được làm hàng rào trên đất trồng lúa không?

Theo Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì “làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác” là hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác. Để tránh bị xử phạt hành chính về hành vi này thì bạn cần phải nắm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về hình thức của hàng rào. Hàng rào được xây dựng không được làm cản trở, gây khó khăn trong quá trình sử dụng đất của người khác. Chẳng hạn, hàng rào không được chắn ngang lối đi duy nhất của khu đất khác, không được làm ảnh hưởng đến hệ thống điện,nước của công trình trên khu đất khác…Như vậy, với đất trồng lúa thì bạn có thể sử dụng các loại hàng rào bằng cây xanh hoặc hàng rào không kiên cố khác.

Lưu ý, bạn không được xây dựng hàng rào kiên cố, sẽ làm thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng đất và đó còn là hành vi được coi là thay đổi mục đích sử dụng đất trái phép quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Thứ hai, về mục đích của hàng rào. Hàng rào được xây dựng không để che giấu cho những hành vi trái pháp luật như: thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm; khai thác tài nguyên trong đất…

Như vậy, trường hợp của bạn có thể làm hàng rào không kiên cố để không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. 

Chính sách hỗ trợ để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa như thế nào?

Cụ thể, chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

– Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;

+ Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

– Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

– Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

+ Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

+ Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Có được làm hàng rào trên đất trồng lúa không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn thủ tục giải quyết Tranh chấp thừa kế nhà nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không?

Theo quy định của nhà nước, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng nếu nằm trong các điều kiện sau được quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 
Đất trồng lúa không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên 
Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa như thế nào?

Bước 1: Điền thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.
Bước 2: Đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

Chuyển đất trồng lúa sang cây lâu năm có phải xin phép không?

Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, khi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang đất trồng lây lâu năm phải làm đơn xin phép UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.