Trên thực tế, không ít trường hợp đã giao đất cho người khác sử dụng nhưng được một thời gian muốn đòi lại đất. Vậy theo quy định, Nhà nước có công nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng không? Giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng như thế nào? Thủ tục khởi kiện đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng năm 2022 thực hiện ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất giao cho người khác sử dụng là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước giao đất, bao gồm:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Nhà nước có công nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng không?
Căn cứ theo quy định Luật đất đai 2013
Tại Khoản 5, Điều 26, Luật đất đai 2013 có quy định:
“Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều khoản này đã quy định vừa mang tính nguyên tắc lại vừa mang tính định hướng. Do đó, quy định này là cơ sở pháp lý để cá nhân khẳng định nhà nước Việt Nam là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt đối với đất đai. Mặc dù theo quy định thì đất đai được trao cho người dân nhưng theo quy định của pháp luật thì lại thuộc sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời việc này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước.
Thứ nhất: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các tranh chấp quyền sử dụng mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.
Thứ hai: Quy định trên là cơ sở để nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận việc đòi lại đất không nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp làm cho nhà nước có thể quản lý hiệu quả mà sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người và sức của.
Thứ ba: Quy trình này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quy định như vậy nhằm cụ thể chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lực của người sử dụng đất.
Như vậy, Khi Nhà nước không thừa nhận về việc đòi lại đất đã giao theo quy định của Nhà nước cho người dân hoặc người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ. Chính vì vậy, các hộ gia đình khi được Nhà nước giao cho phần đất của gia đình mình là đúng theo các quy định pháp luật nên việc các hộ gia đình đòi lại được quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình đó là không thể.
Có được đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng không?
Theo quy định của Luật đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 thì Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc đòi lại đất và khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 sẽ không được xem xét giải quyết trong các trường hợp sau:
a) Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;
b) Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;
c) Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;
d) Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở ; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;
đ) Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.
Luật đất đai 2013 cũng đã giữ nguyên quy định như tại Điều 10 Luật đất đai 2003. Tuy nhiên trong các văn bản hướng dẫn thi hành lại chưa có quy định chi tiết về vấn đề nêu trên. Do vậy việc giải quyết tranh chấp ngoài các quy định nêu trên còn phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ của vụ việc đó.
Giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng như thế nào?
Trường hợp chủ cũ không kê khai
Trường hợp chủ đất không tiến hành kê khai đóng thuế đất mà người khác sử dụng đã thực hiện nghĩa vụ này nhiều năm. Việc thực hiện nghĩa vụ kê khai đóng thuế không làm mất đi quyền sở hữu quyền sử dụng đất của chủ cũ. Việc người khác sử dụng đất có bỏ công sức trông coi, tôn tạo đất. Công việc này được xem là thực hiện một việc không có ủy quyền. Lúc này khi đòi lại đất thì chủ cũ sẽ phải hoàn lại tiền mà người khác đã đóng thuế thay cũng như trả các phí giữ đất tôn tạo đất theo Điều 576 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
Trường hợp cả hai bên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp này thì chủ đất cần các giấy tờ theo Điều 100 Luật đất đai để chứng minh quyền sở hữu của mình hoặc các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình
Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
- a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp cả hai bên đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đối với trường hợp này sẽ phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết như sau:
Cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất có cấp sai không? (kiểm tra lại hồ sơ đăng ký cấp quyền sử dụng đất), trường hợp cơ quan nhà nước cấp sai Giấy chứng nhận nào thì tòa sẽ hủy giấy đó
Hồ sơ cấp các bên đều hợp lệ nhưng khác thời kỳ do những lý do bất khả kháng về lưu trữ thông tin của cơ quan nhà nước. Lúc này kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu của hai chủ đất để truy xuất nguồn gốc đất va và tìm ra chủ sở hữu thật sự của đất.
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng năm 2022
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu
- Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (hồ sơ tài liệu có liên quan đến yêu cầu khởi kiện)
- Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)
Thủ tục hòa giải khi đất bị người khác sử dụng trái phép
Trước hết người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên thỏa thuận với người có hành vi sử dụng trái phép để họ tự nguyện trả lại phần diện tích đất nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để hòa giải. (Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013)
Nếu không hòa giải được hoặc kéo dài thời gian giải quyết thì mới làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất bị người khác sử dụng trái phép
Để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện khi đất bị người khác sử dụng trái phép cần thực hiện đúng như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp
Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ đủ:
- Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Bước 3: Sau xét xử sơ thẩm, nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu TAND cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; gia hạn thời hạn sử dụng đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, quyền sử dụng đất của người được giao đất vẫn có thể bị ảnh hưởng nếu như Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho chủ cũ của người được giao đất. Trường hợp Tòa án nhân dân không tuyên thu hồi lại Giấy chứng nhận đã cấp thì quyền sử dụng đất của người được giao đất không bị ảnh hưởng.
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện theo mẫu
+ Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (hồ sơ tài liệu có liên quan đến yêu cầu khởi kiện)
+ Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
– Quy định của pháp luật về giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất.