Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

05/07/2023 | 16:05 16 lượt xem Hương Giang

Để xây dựng một công trình đảm bảo độ an toàn khi đưa vào sử dụng thì vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng là không thể thiếu. Việc làm này nhằm đánh giá, xem xét và quản trị các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công nhằm đảm bảo cho quá trình này diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí. Vậy Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng với các đối tượng nào? Quy định về nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài ra sao? Để giải đáp cho quý độc giả, Tư vấn luật đất đai sẽ làm rõ qua nội dung bài viết bên dưới.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 10/2021/NĐ-CP 

Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng với các đối tượng nào?

Quản lý xây dựng là một thuật ngữ được dùng khá nhiều liên quan đến ngành xây dựng. Theo đó quản lý xây dựng được hiểu là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất. Quản lý xây dựng giúp cho tiến trình thực hiện công trình xây dựng được nhịp nhành mà không lãng phí nguồn nhân lực, chi phí thực hiện.

Quản lý dự án xây dựng là một trong những công việc quan trọng nhất trong ngành xây dựng. Việc này ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến tiến độ và chất lượng của dự án. 

Hiện nay, văn bản trực tiếp hướng dẫn về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng đó là Nghị định số 10/2021/NĐ- CP  có những quy định về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Từ quy định về phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP tại Điều 1 , thì có thể hiểu việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng đối với:

– Các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là dự án PPP). Đối với các dự án này, thì hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm việc thực hiện sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; hoạt động định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; hoạt động thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; việc thực hiện quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

–  Các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế; thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được ký kết.

Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Quản lý có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung đó là hoạt động các yếu tố tạo thành đó là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Có thể hiểu quản lý đầu tư xây dựng đó là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát toàn bộ những chi phí, những công việc cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình xây dựng.

Căn cứ Điều 2 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

  1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
  2. Phù hợp với kế hoạch đầu tư công dài hạn, trung hạn, hàng năm của hệ thống Tòa án nhân dân và phù hợp với quy hoạch chung hoặc quy hoạch chi tiết của địa phương.
  3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
  4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
  5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Quy định về cơ quan chuyên môn về đầu tư xây dựng của hệ thống Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 3 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về cơ quan chuyên môn về đầu tư xây dựng của hệ thống Tòa án nhân dân như sau:

Cục Kế hoạch-Tài chính Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan chuyên môn về đầu tư xây dựng của hệ thống Tòa án nhân dân, có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục quản lý đầu tư xây dựng và chủ trì thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế-kỹ thuật, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng công trình và quyết toán dự án hoàn thành.

Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quy định về nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài

Cơ sở hạ tầng ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây phát triển rất mạnh với sự xuất hiện của nhiều tòa nhà cao tầng, công trình giao thông hiện đại. Một yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển đó là quản lý xây dựng. Hoạt động quản lý xây dựng nhằm mục đích quản lý, kiểm soát thời gian thực hiện dự án xây dựng và để tiến độ dự án được đảm bảo như dự kiến mà không ì ạch, chậm tiến độ.

Tại Điều 59 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài, bao gồm:

1. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài của các dự án còn lại thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Việc quyết định đầu tư dự án thực hiện theo pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đối với dự án của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.

3. Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và quy định pháp luật có liên quan.

4. Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài, quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình và các quy định cụ thể tại mục này:

– Việc lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thực hiện theo quy định.

– Việc lập, thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế xây dựng triển khai sau khi quyết định đầu tư dự án do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình và điều kiện triển khai dự án.

– Các nội dung về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quy hoạch xây dựng; yêu cầu về điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa, môi trường; trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc; giấy phép xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng; hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, bàn giao công trình và các nội dung, yêu cầu đặc thù khác được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình, trừ trường hợp điều ước quốc tế hay thỏa thuận quốc tế có quy định khác.

– Ưu tiên áp dụng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của quốc gia nơi xây dựng công trình khi xác định tổng mức đầu tư công trình, dự toán xây dựng công trình.

5. Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài sử dụng vốn đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

Tầm quan trọng của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý xây dựng bao gồm các hoạt động như sau: lập dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng lập dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán…. sao cho quá trình thực hiện các công việc này đảm bảo: an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí.

Quản lý dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với ngành xây dựng. Hiện nay công tác quản lý dự án có 14 vai trò chính như sau:

  1. Đánh giá thực tế quá trình thi công, thực hiện dự án, bảo đảm mọi việc được triển khai, tiến hành đúng kế hoạch
  2. Tiến hành xem xét và phân tích, đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn nhà thầu
  3. Hỗ trợ nhà thầu kiểm tra, báo cáo các vấn đề về thiết bị và nhân sự
  4. Theo dõi tiến độ hoàn thiện của dự án
  5. Báo cáo các sai sót, phát sinh trong quá trình tiến hành công trình và đưa ra các biện pháp khắc phục
  6. Báo cáo về tình hình dự án theo yêu cầu đồng thời đưa ra các chính sách nhằm bảo đảm chất lượng của dự án đúng sẽ được thực hiện theo mục tiêu đã đề ra
  7. Tư vấn cho hệ thống kiểm soát về tài liệu của dự án
  8. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xuất hiện trong thi công
  9. Tư vấn và kiểm tra thiết kế của công trình.
  10. Giúp kiểm soát những vấn đề mới phát sinh.
  11. Hỗ trợ xây dựng các công trình tạm thời đi theo như kho bãi, văn phòng ở công trường, hệ thống điện nước để sử dụng trong quá trình thi công
  12. Đôn đốc, kiểm tra kế hoạch vận hành và đào tạo
  13. Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công
  14. Hỗ trợ kiểm tra về chất lượng, số lượng của các nguyên vật liệu tham gia thi công

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý nhận làm sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
2. Phù hợp với kế hoạch đầu tư công dài hạn, trung hạn, hàng năm của hệ thống Tòa án nhân dân và phù hợp với quy hoạch chung hoặc quy hoạch chi tiết của địa phương.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Cơ sở để xác định tổng mức đầu tư xây dựng gồm những gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định thì:
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng
2. Tổng mức đầu tư xây dựng xác định theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, phương pháp hướng dẫn tại mục II Phụ lục I Thông tư này và một số quy định cụ thể sau:
a) Cơ sở để xác định tổng mức đầu tư xây dựng gồm: thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, thiết bị chủ yếu; giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của công trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu; điều kiện, kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.
b) Một số khoản mục chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa đủ cơ sở để xác định thì được dự tính trong tổng mức đầu tư xây dựng.
Theo đó, về cơ sở để xác định tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm: thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, thiết bị chủ yếu;
Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của công trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu; điều kiện, kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.