Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay nếu như CMND hết hạn có bán đất được không theo quy định? Tôi có chút khó khăn trong kinh doanh nên muốn bán đất thì có được không? Giá bán đất hiện nay được quy định ra sao? CMND hết hạn có bắt buộc làm lại giấy mới hay không? Luật quy định như thế nào về vấn đề bán đất? Hiện nay muốn bán đất thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Mua bán đất có phải dùng đến CMND không?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể cũng như liệt kê giấy tờ tuỳ thân mà chỉ nêu loại giấy tờ nào là giấy tờ tuỳ thân. Có thể kể đến:
– Chứng minh nhân dân theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP là một trong những loại giấy tờ tuỳ thân của công dân. Trong đó bao gồm các đặc điểm riêng biệt về một cá nhân: Số CMND, họ tên khai sinh, giới tính, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi thường trú…
Căn cước công dân (CCCD): Hiện nay, tại nước ta, nhiều người đã sử dụng Căn cước công dân (CCCD) thay thế cho CMND khi CMND hết hạn, bị mất, hư hỏng… Đặc biệt là việc thay đổi từ CMND hoặc CCCD mã vạch lên CCCD gắn chip thời gian qua.
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân, thẻ CCCD là giấy tờ tuỳ thân của công dân Việt Nam để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Hộ chiếu: Theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu là giấy tờ dùng để công dân Việt Nam sử dụng để chứng minh quốc tịch và nhân thân…
Hiện nay hồ sơ mua bán đất cần có những gì?
Khi thực hiện mua bán đất, theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai, hợp đồng này phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành 01 bộ với các giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng: Có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng kèm theo nội dung yêu cầu công chứng cùng danh mục gửi kèm theo yêu cầu công chứng…
– Hợp đồng mua bán đất (dự thảo – nếu có).
– Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng (bản sao).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng… về nhà, đất là đối tượng công chứng mua bán: Sổ đỏ hoặc sổ hồng hoặc biên bản bàn giao chung cư…
– Giấy tờ khác có liên quan (bản sao).
Như vậy, giấy tờ tuỳ thân là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ công chứng nhưng theo quy định này không yêu cầu bắt buộc phải là CMND hay CCCD hay bất kỳ loại giấy tờ cụ thể nào.
Do đó, có thể sử dụng CMND, CCCD hoặc hộ chiếu để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán đất. Đồng nghĩa, CMND không phải là giấy tờ bắt buộc phải sử dụng khi công chứng mua bán đất mà có thể được thay thế bằng CCCD hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác.
CMND hết hạn có bán đất được không theo quy định?
Như quy định nêu trên, trong hợp đồng mua bán đất được công chứng có thể sử dụng giấy tờ tuỳ thân là CMND. Và CMND trong trường hợp này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
Ngoài ra, theo quy định về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng, giao dịch nêu tại Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129, Điều 130, Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015, không có trường hợp vô hiệu nào do dùng CMND hết hạn sử dụng.
Do đó, dù CMND có hết hạn nhưng vẫn có đầy đủ giá trị chứng minh nhân thân của cá nhân thì vẫn có thể được sử dụng để công chứng hợp đồng mua bán đất.
CMND đã hết hạn có dùng để công chứng bán nhà được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn gồm những giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Theo đó, trong hồ sơ yêu cầu công chứng bắt buộc phải có bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, đó có thể là: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Đồng thời, theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao gồm:
– Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
– Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
– Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
– Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
– Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh;
– Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Theo đó, người thực hiện chứng thực không được từ chối chứng thực trong trường hợp bản chính văn bản, giấy tờ hết hạn sử dụng nên chứng minh nhân dân hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp) thì vẫn được chứng thực.
Tuy nhiên, trên thực tế khi bạn mang chứng minh nhân dân hết hạn đi chứng thực bản sao y bản chính sẽ không được văn phòng công chứng hay ủy ban nhân dân cấp xã chấp nhận. Bởi vì: Bản sao y bản chính được sử dụng thay cho bản chính dùng để đối chiếu trong các giao dịch nên khi bản chính hết hạn, tức là không còn giá trị sử dụng thì bản sao chứng thực từ bản chính cũng hết hạn và sẽ không có giá trị sử dụng.
Chính vì vậy, khi bạn mang chứng minh nhân dân hết hạn đi công chứng, chứng thực để thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì văn phòng công chứng hay ủy ban nhân dân xã sẽ từ chối chứng thực trong khi đây là một trong những giấy tờ bắt buộc của bộ hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên bạn không thể thực hiện được các giao dịch liên quan đến mua bán đất.
Trường hợp này, bạn nên chờ cấp thẻ căn cước công dân mới thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu hai bên muốn thực hiện giao dịch chuyển nhượng thì có thể lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất trước sau đó chờ căn cước công dân mới thì thực hiện tiếp thủ tục chuyển nhượng tại văn phòng công chứng theo đúng quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “CMND hết hạn có bán đất được không theo quy định?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, Mức bồi thường thu hồi đất; khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện mua bán đất, theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai, hợp đồng này phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành 01 bộ với các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng (bản sao).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng… về nhà, đất là đối tượng công chứng mua bán: Sổ đỏ hoặc sổ hồng hoặc biên bản bàn giao chung cư…
– Phiếu yêu cầu công chứng: Có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng kèm theo nội dung yêu cầu công chứng cùng danh mục gửi kèm theo yêu cầu công chứng…
– Hợp đồng mua bán đất (dự thảo – nếu có).
– Giấy tờ khác có liên quan (bản sao).
Trong hợp đồng mua bán đất được công chứng có thể sử dụng giấy tờ tuỳ thân là CMND. Và CMND trong trường hợp này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
Ngoài ra, theo quy định về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng, giao dịch nêu tại Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129, Điều 130, Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2015, không có trường hợp vô hiệu nào do dùng CMND hết hạn sử dụng.
Chứng minh nhân dân theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP là một trong những loại giấy tờ tuỳ thân của công dân. Trong đó, bao gồm các đặc điểm riêng biệt về một cá nhân: Số CMND, họ tên khai sinh, giới tính, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi thường trú…