Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

02/11/2022 | 10:26 52 lượt xem Hương Giang

Để thi công một công trình, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này cần có chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình để hợp pháp hóa việc thi công. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gặp khó khăn và vướng mắc về thủ tục cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình. Vậy theo quy định, Thế nào là chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình? Đối tượng nào được cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình? Phân loại chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình như thế nào? Quy trình cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Khái niệm chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

Theo giải thích từ ngữ tại khoản 38 Điều 3 của Luật Xây dựng thì:

Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các công trình được xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; các hoạt động bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng là bản đánh giá năng lực rút gọn do cục quản lý hoạt động xây dựng của Bộ Xây Dựng và Sở Xây Dựng tại các tỉnh/ thành phố cấp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xây dựng. Đây là điều kiện bắt buộc, quyền hạn năng lực của các cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động thi công xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định tại điều 57 Nghị Định 100/2018/NĐ-CP thì các tổ chức thi công tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo hạng mục phù hợp với gói thầu. Nếu các tổ chức không có chứng chỉ năng lực phù hợp với hoạt động xây dựng thì không được tham gia các hoạt động xây dựng như đấu thầu, nghiệm thu quyết toán công trình.

Đối tượng nào được cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình?

Đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình bao gồm:

  • Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng trên địa bàn toàn quốc.
  • Các đơn vị, công ty, doanh nghiệp đang thi công trong lĩnh vực điện, dân dụng công nghiệp, giao thông, lắp đặt thiết bị… muốn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức thi công xây dựng.

Trong đó,doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng và tài sản riêng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có trụ sở giao dịch công khai, ổn định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh. 

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình
Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

Phân loại chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình như thế nào?

Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Thi Công Hạng 1

  • Những người phụ trách thi công phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực trong chứng chỉ.
  • Có kinh nghiệm làm việc 3 năm đối với trình độ đại học và 5 năm đối với trình độ cao đẳng.
  • Có ít nhất 3 (ba) người có đủ năng lực làm chỉ huy công trường hạng I cùng loại công trình.
  • Có ít nhất 15 (mười lăm) người có chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
  • Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
  • Có khả năng huy động máy móc, thiết bị thi công công trình tham gia đảm nhận và xin chứng chỉ.
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại công trình trong chứng chỉ.

Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Thi Công Hạng 2

  • Những người phụ trách thi công phải có trình đồ cao đẳng, trung cấp nghề trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung chuyên ngành trong chứng chỉ.
  • Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm.
  • Có ít nhất 2 người có đủ năng lực làm chỉ huy công trường hạng II cùng loại với công trình trong chứng chỉ.
  • Có ít nhất 10 người có chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
  • Có ít nhất 20 công nhân có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại công trình trong chứng chỉ.

Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Thi Công Hạng 3

  • Có ít nhất 1 người có đủ năng lực làm chỉ huy công trường hạng III cùng loại với công trình trong chứng chỉ.
  • Có ít nhất 5 người có chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
  • Có ít nhất 5 công nhân có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công trình trong chứng chỉ.

Quy trình cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

Tổ chức có nhu cầu cần đáp ứng các điều kiện: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đáp ứng điều kiện về chuyên môn, điều kiện đối với từng hạng chứng chỉ năng lực.

Sau khi xem xét điều kiện, tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và thực hiện theo các bước sau đây để xin cấp chứng chỉ:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, Nộp hồ sơ tới có quan cấp chứng chỉ

Tổ chức chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chính

Nộp tới có quan có thẩm quyền tương ứng với từng hạng chứng chỉ:

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 1Cục quản lý hoạt động xây dựng (Thuộc Bộ Xây dựng)
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 2– Sở Xây dựng– Tổ chức xã hội- nghề nghiệp đáp ứng điều kiện
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình hạng 3

Cách thức nộp hồ sơ:

– Qua đường bưu điện

– Nộp trực tiếp tại trụ sở

– Nộp online (nếu có)

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ như sau:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Sau khi thẩm tra hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện 1 trong 2 hoạt động

– Thông báo tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ (bằng văn bản) trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ

– Đồng ý cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình (trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ)

Bước 3: Nộp lệ phí nhà nước, trả kết quả (chứng chỉ)

Tổ chức được cấp chứng chỉ nộp lệ phí nhà nước và nhận chứng chỉ theo giấy hẹn của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Đăng tải thông tin

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được cấp chứng chỉ nêu trên lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin cửa cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Tư vấn luật đất đai tư vấn về “Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tớichuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Mức bồi thường thu hồi đất… thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Tư vấn luật đất đai: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào thu công lắp đặt thiết bị công trình nhưng không phải xin cấp chứng chỉ năng lực gồm những giấy tờ gì?

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định trường hợp ngoại lệ hoạt động thi công lắp đặt thiết bị công trình nhưng không phải xin cấp chứng chỉ:
(1) Thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
(2) Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông;
(3) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng công trình hạng II là gì?

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình hạng II như sau:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
– Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
– Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

Thi công lắp đặt thiết bị công trình có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không?

Theo quy định tại Luật Xây dựng (Khoản 3 điều 148) thì Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định bao gồm:
– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Khảo sát xây dựng;
– Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
– Thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình