Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?

10/10/2022 | 21:21 6 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay tranh chấp đất đai được giải quyết bởi cơ quan nào? Căn cú để giải quyết tranh chấp đất đai là những luật nào? Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào? Tranh chấp đất đai có được kiện lên Tòa án tỉnh giải quyết hay không? Tôi có tranh chấp về diện tích đất với anh họ. Anh ấy đã tự ý thay đổi vị trí của cọc phân chia ranh giới đất và làm cả hàng rào để chiếm đất của tôi. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?” chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Khái niệm tranh chấp đất đai

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ  đất đai”. Theo khái niệm này thì chúng ta cần lưu ý rằng đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải tranh luận vì Điều 53 Hiến pháp năm 2013, hay Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rất rõ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?

Mục đích khi giải quyết vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất

Việc giải quyết tốt các tranh chấp đất đai của các cấp chính quyền địa phương và hệ thống Tòa án nhân dân sẽ góp phần rất lớn trong việc giải quyết những bức xúc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, đảm bảo sự công bằng trong xã hội; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong nhân dân.

  Tuy nhiên trên thực tế việc giải quyết tranh chấp đất đai diễn biến rất phức tạp. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện tại Tòa án nhân dân các cấp liên quan đến lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai ở một số địa phương vẫn chưa thực sự nhận được sự đồng tình của người dân, dẫn đến nhiều vụ việc phải giải quyết kéo dài, qua nhiều cấp khác nhau; nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên và đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thi hành.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các căn cứ sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãu người có công của Nhà nước;
  • đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
  • Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai:
  • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính;
  • Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.

Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc  Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được Quyết định cưỡng chế.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối Không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức  thực hiện quyết định cưỡng chế.

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất; Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Như vậy, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp người sử dụng đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,hợp đồng thỏa thuận mua bán nhà đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn; đơn xin tách sổ đỏ…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ như thế nào?

Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định, việc tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ sẽ được giải quyết dựa trên các căn cứ sau:
Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
Quy định của pháp luật về giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất.

Hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai do cơ quan nào chủ trì?

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc; giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

 Gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai ở đâu?

Một bên hoặc các Bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.