Bản án tranh chấp ranh giới đất liền kề

27/08/2022 | 09:13 369 lượt xem Hương Giang

Tranh chấp ranh giới đất liền kề là một trong những tranh chấp phức tạp, cần phải giải quyết trong thời gian rất lâu bởi vì cân phải trải qua nhiều thủ tục xác minh, đính chính phức tạp. Ấy thế mà tranh chấp ranh giới đất liền kề lại xảy ra ngày càng phổ biến, điều này gây không khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Sau đây là các Bản án tranh chấp ranh giới đất liền kề mới nhất và một số vấn đề cần rút kinh nghiệm thông qua các bản án về tranh chấp ranh giới đất liền kề. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Bản án 37/2021/DS-PT ngày 10/03/2021 về tranh chấp ranh giới đất liền kề

Đương sự trong vụ án

1. Nguyên đơn: Bà Võ Thị Lệ T. sinh năm: 1948. Địa chỉ: số nhà A Nguyễn T, phường T, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Đặng Trọng T, Văn phòng Luật sư T thuộc Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ.

2. Bị đơn: Ông Lê Trí D. sinh năm: 1964. Địa chỉ: số nhà B, Nguyễn T, phường T, quận N, thành phố Cần Thơ.

Người đại diện theo ủy quyền: ông Trần Chấn H. sinh năm: 1971. Địa chỉ: khu vực 2, Khu đô thị mới Đ, phường A, quận N, thành phố Cần Thơ (văn bản ủy quyền ngày 31/10/2017). Có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ông Nguyễn Văn Đ1. sinh năm: 1949. Địa chỉ: ấp A, thị trấn A, huyện K, tỉnh Sóc Trăng, vắng mặt.

Bà Đoàn Thị Th. sinh năm: 1969. Ngụ cùng địa chỉ bị đơn. ủy quyền cho ông Trần Chấn H (văn bản ủy quyền ngày 31/10/2017). Có mặt.

4. Người kháng cáo: Nguyên đơn bà Võ Thị Lệ T.

Nội dung vụ án

* Nguyên đơn bà Võ Thị Lệ T trình bày:

Năm 1984 bà mua căn nhà, đất của ông Chim Tử X và có rào chì gai trong phạm vi nhà, đất của bà. Giáp ranh nhà bà là phần đất trống ông D cất nhà tạm, sau đó xây kiên cố và lấn chiếm hết hẻm chung sát hàng rào nhà bà. Ngày 26/10/2000, bà và chồng là ông Nguyễn Văn Đ1 được UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 5401090477, diện tích đất 27,27m2, phần nhà diện tích sử dụng là 28m2, diện tích xây dựng là 15,76m2 (thửa 606) tọa lạc tại số nhà A Nguyễn T, phường A, TP/Cần Thơ (nay là phường T, quận N, thành phố Cần Thơ).

Tháng 8/2015 bị đơn làm giấy đất đã lấn qua phần đất của bà 1,7m2 và phần đất trên mương (chưa được cấp giấy) 1,07m2, nên bà khởi kiện yêu cầu hủy giấy CNQSDĐ của bị đơn. Đồng thời buộc bị đơn trả lại phần hẻm chung 1,89m2.

* Bị đơn ông Lê Trí D trình bày:

Nguồn gốc đất của ông có được là do nhận chuyển nhượng của bà ngoại Nguyễn Thị M, được UBND phường A xác nhận ngày 25/4/1994 diện tích 40m2 (ngang 8m x dài 5m). Ông có chừa phần đất ngang 1m làm lối thoát hiểm nằm giữa nhà ông và nguyên đơn. Ngày 06/10/2015, vợ chồng ông được UBND quận N cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở số CH00854, thửa đất 840, diện tích 37,4m2 (ODT), nhà ở riêng lẻ (cấp 4) diện tích xây dựng 37,4m2; tọa lạc tại số nhà B Nguyễn T, phường A, quận N, thành phố Cần Thơ. Khi bà T xây dựng nhà đã lấn chiếm đất của ông, nhưng lại đi kiện ông. Do đó ông có đơn phản tố yêu cầu bà T trả lại 5,1m2 đất cho ông.

Quyết định của Tòa

Tuyên xử: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà Võ Thị Lệ T; Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

1/- Bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Võ Thị Lệ T đòi ông Lê Trí D và bà Đoàn Thị Th trả lại phần đất tại vị trí A và B có tổng diện tích 2,2m2 theo Bản trích đo địa chính số 76/TTKTTNMT ngày 14/8/2020 của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ (kèm bản trích đo).

2/- Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu phản tố của bị đơn về yêu cầu nguyên đơn trả lại phần đất tranh chấp 5,1m2.

Tải Bản án 37/2021/DS-PT ngày 10/03/2021 về tranh chấp ranh giới giữa các bất động sản liền kề

Bản án 253/2021/DS-PT về tranh chấp ranh giới đất liền kề

Bản án tranh chấp ranh giới đất liền kề
Bản án tranh chấp ranh giới đất liền kề

Đương sự trong vụ án

Nguyên đơn:

1/ Ông Bùi Duy T, sinh năm 1983;

2/ Bà Trương Thị Tuyết M, sinh năm 1981;

Cùng địa chỉ: Số 325A/5 đường S, Phường 4, Quận X, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bị đơn:

1/ Ông Đàm Bỉnh Q, sinh năm 1959;

2/ Bà Kim Tú A, sinh năm 1962;

Cùng địa chỉ: Số 43/30 đường K, Phường 7, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung vụ án

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn – ông Bùi Duy T và bà Trương Thị Tuyết M trình bày:

Ông Bùi Duy T và bà Trương Thị Tuyết M là chủ sở hữu hợp pháp nhà và đất số 43/28 đường K, Phường 7, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là nhà đất số 43/28 đường K). Ngày 07/6/2019, ông T và bà M được Ủy ban nhân dân Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép xây dựng số 257/GPXD để xây dựng mới căn nhà. Tại thời điểm tháo dỡ căn nhà trên thì phát hiện phần tầng trên của căn nhà liền kề tại số 43/30 đường K, Phường 7, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là nhà đất số 43/30 đường K) của ông Đàm Bỉnh Q và bà Kim Tú A có một khoảng xây dựng lấn chiếm không gian thuộc quyền sử dụng của ông T, bà M.

Ông T và bà M có trao đổi và yêu cầu ông Q, bà A tháo dỡ phần diện tích lấn chiếm trên nhưng ông Q, bà A không đồng ý. Vụ việc đã được Ủy ban nhân dân Phường 7, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành hòa giải nhưng không thành. Nay nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Quận Y buộc ông Đàm Bỉnh Q và bà Kim Tú A là chủ sở hữu nhà số 43/30 đường K phải tháo dỡ phần không gian lấn chiếm: Chiều ngang 0.25 mét và chiều dài 10 mét tại địa chỉ số 43/28 (số cũ: 65/19) đường K. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, nguyên đơn đồng ý hỗ trợ bị đơn số tiền 50 triệu đồng để tháo dỡ phần không gian lấn chiếm của nguyên đơn.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn là ông Vũ Tiến D trình bày:

Ông Đàm Bỉnh Q và bà Kim Tú A là chủ sở hữu nhà đất tại số 43/30 đường K theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số hồ sơ 13937/99 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 19/11/1999.

Nguyên đơn và bị đơn đều là những người chủ sở hữu sau này, thời điểm trước đây có thể có sự thỏa thuận nào đó giữa các chủ sở hữu cũ về vấn đề xây dựng giữa hai thửa đất. Khi nguyên đơn nhận chuyển nhượng lại thửa đất đã được biết hiện trạng của cả hai thửa đất và tình hình xây dựng, thì nay nguyên đơn nên chấp nhận hiện trạng như vậy. Đồng thời bị đơn cũng không thể cung cấp được các văn bản, chứng cứ có liên quan đến nội dung thỏa thuận của các chủ sở hữu cũ cho Tòa án.

Về việc nguyên đơn đề nghị hỗ trợ 50 triệu đồng để bị đơn tháo dỡ phần lấn chiếm, người đại diện hợp pháp của bị đơn sẽ phản hồi lại sau tại phiên tòa.

Quyết định của Tòa

Chấp nhận đơn kháng cáo của bị đơn do nộp trong thời hạn luật định. Sửa bản án dân sự sơ thẩm. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:

1. Xác định căn nhà số 43/30 đường K của ông Đàm Bỉnh Q và bà Kim Tú A có một khoảng xây dựng diện tích 0,5m2 lấn chiếm không gian thuộc chủ quyền của nhà 43/28 đường K do ông Bùi Duy T và bà Trương Thị Tuyết M sở hữu theo Bản đồ hiện trạng vị trí áp ranh số hợp đồng 13753/TTĐĐBĐ-VPĐD ngày 25/3/2020 của Trung tâm Đo đạc Bản đồ – Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, phần có số thứ tự (6) = 0.5m2 là phần chồng lấn không gian (tầng 2 và cột) của nhà số 43/30 K sang chủ quyền của nhà số 43/28 đường K.

2. Trường hợp ông Bùi Duy T và bà Trương Thị Tuyết M tiến hành xây dựng nhà theo đúng không gian tính từ ranh đất của nhà ông T và bà M thẳng lên, nếu vướng phần công trình xây dựng nào của nhà ông Đàm Bỉnh Q và bà Kim Tú A thì ông Q và bà Tú A đồng ý tháo dỡ để trả lại quyền sử dụng không gian của ông T và bà M.

Tải Bản án 253/2021/DS-PT về tranh chấp ranh giới đất liền kề

Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm thông qua các bản án về tranh chấp ranh giới đất liền kề

– Thứ nhất, trước khi tiến hành đo đạc chi tiết, các cán bộ đo đạc phải phối hợp cùng với người dẫn đạc để được hỗ trợ và hướng dẫn trong việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất. Cùng với đó là sự tham gia của người sử dụng hoặc quản lý đất có liên quan đến tiến hành xác định ranh giới, mốc giới mảnh đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh của mảnh đất bằng đinh sắt,… cuối cùng là lập Bản mô tả ranh giới và mốc giới thửa đất để làm căn cứ sau này.

– Thứ hai, ranh giới của mảnh đất được xác định dựa trên hiện trạng đang sử dụng, quan lý, chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận hoặc bản án của Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành; kết quả giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai liền kề và các quyết định hành chính có liên quan.

– Thứ ba, Trong trường hợp thửa đất đó đang có tranh chấp ranh giới đất đai liền kề thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất. Nếu tranh chấp chưa được giải quyết triệt để trong thời gian tiến hành đo đạc ở địa phương mà đã xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý, chỉnh lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý, chỉnh lý đó. Trong trường hợp ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý không thể xác định được thì đơn vị đo đạc được phép đo vẽ, khoanh bao các thửa đất tranh chấp. Cùng với đó, đơn vị đo đác có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang có tranh chấp đất đai liền kề.

– Như vậy, tất cả chủ thể sở hữu các mảnh đất liền kề đều phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được xâm lấn, chiếm dụng hay thay đổi các mốc giới ngăn cách đã được định sẵn, kể cả trường hợp ranh giới đó là kênh, mương, hào, rãnh hay bờ ruộng. Song song với đó, trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai về ranh giới, các chủ sở hữu, người quản lý đất có thể tự thoả thuận với nhau, nếu không đạt được thoả thuận chung thì các bên có thể đưa vụ việc ra toà để tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai liền kề.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Bản án tranh chấp ranh giới đất liền kề”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng cho thuê nhà đất… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất liền kề?

Theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Điều 36 về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện, thì Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự bao gồm các tranh chấp về đất đai.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giáp ranh là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản xảy ra tranh chấp.

Có bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất liền kề không?

Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013:
Tranh chấp ranh giới đất đai liền kề mà các bên tranh chấp không thể hoà giải được thì trình đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn có trách nhiệm tổ chức việc hoà giải tranh chấp đất đai ngay tại địa phương của mình; trong quá trình tổ chức hoà giải phải phối hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của
Mặt trận và các tổ chức xã hội có liên quan khác. Thủ tục hoà giải tranh chấp ranh giới đất đai về ranh giới tại đây không được thực hiện quá thời hạn 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, đây là thủ tục bắt buộc bởi nếu không hoà giải tại đây, đơn khởi kiện sẽ bị trả về hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh sẽ từ chối giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất khi giải quyết tranh chấp đất liền kề?

Thứ nhất, việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
Thứ hai, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, mọi chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trong ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.