Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất

16/11/2022 | 09:20 15 lượt xem Lò Chum

Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất

Thưa luật nhà tôi có hai anh em, trước khi bố mẹ mất thì có để hai cho anh em chúng tôi một mảnh đất. Mảnh đất này có diện tích là 34m2, sau khi em trai tôi lập gia đình thì tôi có chia lại mảnh đất này cho em tôi một nửa, tôi lấy phần có nhà và cũng hỗ trợ em trai tôi xây nhà. Tôi muốn hỏi luật sư vì trước đó mảnh đất thuộc quyền sở hữu và đứng tên tôi. Bây giờ tôi muốn chuyển nhượng cho em trau tôi thì thủ tục như thế nào? Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện chuyển nhượng nhà đất

Quy định tại điều 188 luật Đất đai 2013 như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp.

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo đó khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy kể cả trường hợp có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa làm thủ tục để được cấp thì cũng chưa được phép chuyển nhượng mà phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước.

Trình tự thực hiện chuyển đổi đất đai

Bước 1: Hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.

– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên. Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.

– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật

Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất

Khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, người dân sẽ phải nộp các loại thuế phí (trừ trường hợp được miễn đóng thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật), được tính cụ thể như sau:

Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất
Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất


Trường hợp mua bán đất


Lệ phí trước bạ
Đây là lệ phí mà chủ sở hữu tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2015/NĐ-CP Chính Phủ, mức nộp lệ phí trước bạ với đất được tính theo công thức:

Lệ phí trước bạ = (0.5%) x (Diện tích đất) x (Giá đất)

Trong đó, 0.5% là mức lệ phí do Nhà nước quy định, diện tích đất tính bằng m2 còn giá đất tính theo bảng giá của UBND tỉnh nơi có đất. Ví dụ, bạn mua mảnh đất thổ cư ở đường X với diện tích 80m2, giá đất ở đây là 1,8 triệu VNĐ/m2 thì lệ phí trước bạ phải nộp được tính bằng: 0,5% x 80 x 1.800.000 = 720.000 VNĐ.

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ nộp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về giải quyết thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Người nộp lệ phí trước bạ thực hiện nộp tiền lệ phí trước bạ vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạ của Cơ quan Thuế.

Một người ngồi trên bàn làm việc, một tay bấm máy tính, một tay viết,
Lệ phí trước bạ là một trong những khoản bạn phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo quy định, người bán đất có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật không cấm việc các bên thỏa thuận với nhau và nếu được thống nhất, người mua đất có thể là người nộp thuế. Mức thuế phải nộp theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC khi chuyển nhượng nhà, đất được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 2%

Trong đó giá chuyển nhượng (giá mua bán) là giá mà các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng. Ví dụ bạn mua 1 mảnh đất với giá trị tài sản trên hợp đồng là 500 triệu đồng, thì thuế TNCN phải nộp được tính bằng: 500.000.000 x 2% = 10.000.000 VNĐ.

Các chi phí khác
Một số chi phí khác liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất như: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng (theo giá niêm yết của các văn phòng công chứng), phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất (0,15% giá trị chuyển nhượng), phí cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phí đo vẽ lại thửa đất…

Trường hợp đất được thừa kế, tặng, cho


1. Với lệ phí trước bạ
Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP quy định không phải nộp lệ phí trước bạ nếu mảnh đất chuyển nhượng đó là do nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Tuy nhiên, nếu nằm ngoài những trường hợp này, người được thừa kế, tặng, cho đất sẽ phải nộp lệ phí trước bạ, được tính theo công thức tương tự như khi mua bán đất

Lệ phí trước bạ = (0,5%) x (Diện tích đất) x (Giá đất)

Trường hợp đất được thừa kế, tặng, cho vẫn có thể phải nộp thuế phí
khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2. Với thuế TNCN
Theo quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng bất động sản thừa kế hay quà tặng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Nếu là đất được thừa kế, tặng, cho nhưng nằm ngoài những trường hợp này, thì thuế TNCN phải nộp được tính như sau:

Thuế TNCN = Tổng giá trị Bất Động Sản (trên 10 triệu) x 10%

Trường hợp được miễn thuế phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất


1. Trường hợp miễn thuế TNCN:
– Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất tại Việt Nam.

– Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ


– Nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chung cho hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình.

– Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ

– Nhà đất được đền bù

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Các loại phí khi chuyển nhượng nhà đất“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline:0833.102.102.  Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức chuyển nhượng nhà đất

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
” 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực.

Khi chuyển nhượng bất động sản thì có cần công chứng không?

Các bên khi chuyển nhượng bất động sản có nhu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng phải nộp phí công chứng.
Mức thu phí công chứng tại Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng (đã bao gồm thuế GTGT) được xác định như sau:
– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng trên đất) thì tính trên tỏng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
– Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

Sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền?

Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm:
Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp.
Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
Lệ phí cấp sổ đỏ tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Phí công chứng khi thực hiện thủ tục sang tên nhà đất