Bản tự khai tranh chấp đất đai mới năm 2022

30/08/2022 | 19:36 505 lượt xem Tình

Hiện nay, vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra khá phổ biến. Trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai, thì bản tự khai là yêu cầu cần thực hiện ngoài đơn khởi kiện của Tòa án đối với người khởi kiện. Xoay quanh vấn đề bản tự khai này có rất nhiều câu hỏi liên quan như: Tại sao phải viết bản tự khai trong hoạt động tố tụng tại Tòa án nhân dân? Bản tự khai tranh chấp đất đai như thế nào? Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Bản tự khai tranh chấp đất đai như thế nào?” của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Tranh chấp đất đai là gì?

khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.

Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng (tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai).

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Có 3 dạng tranh về chấp đất đai như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó.Tranh chấp này thường gặp các loại tranh chấp như sau:

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng chung ranh giới giữa các vùng đất, có thể là tranh chấp ngõ đi hay ranh giới đất liền kề.
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
  • Tranh chấp đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp này xảy ra khi các chủ thể thực hiện những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như:

  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng.
  • Cho thuê hoặc sử dụng đất tranh chấp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, tái định cư,…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì; Tranh chấp này thường xảy ra khi chủ thể sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất.

Tại sao cần phải viết Bản tự khai tại Tòa án trong hoạt động tố tụng?

Trong đơn khởi kiện thông thường thì nguyên đơn chỉ trình bày những điểm chung nhất, khái quát nhất (tóm tắt cơ bản nội dung sự việc) thậm chí theo mẫu được ban hành, đơn khởi kiện chỉ cần nếu rõ yêu cầu, không cần nêu nội dung sự việc.

Sau khi thụ lý thường thì Thẩm phán sẽ triệu tập đương sự lên để hòa giải, trước khi bước vào quá trình hòa giải thì Thẩm phán sẽ yêu cầu các bên viết bản tự khai, nêu rõ nội dung sự việc. Việc này giúp cho Thẩm phán sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cần phải viết bản tự khai, nếu trong đơn khởi kiện mà nguyên đơn đã trình bày rõ ràng thì Thẩm phán sẽ không yêu cầu viết bản tự khai. Đối với bị đơn thì trong vòng 15 ngày nếu có bản trình bày ý kiến đầy đủ thì Thẩm phán cũng chẳng yêu cầu viết bản tự khai.

Bản tự khai có được xem là chứng cứ không?

Một tài liệu, sự vật, sự việc được xem là chứng cứ khi đảm bảo được các tính chất, gồm:

  • Chứng cứ tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, không tự tạo ra chứng cứ.
  • Chứng phải có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ việc.
  • Quá trình thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu chứng cứ phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”

Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, 10 nguồn tài liệu được xem là chứng cứ, bao gồm:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy, bản tự khai là nguồn của chứng cứ. Bản tự khai cần đủ các đặc điểm sau: Một là, sự việc trong bản tự khai phải có thật; Hai là, bản tự khai này được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gia nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng do Tòa án tự thu thập; Ba là, bản tự khai được Tòa án làm căn cứ để xác định tình tiết khách quan của vụ án.

Bản tự khai tranh chấp đất đai như thế nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải, hòa giải tại cấp xã là thủ tục bắt buộc. Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã thì sẽ xảy ra 01 trong 02 trường hợp sau:

Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Hòa giải không thành

Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:

Theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết sau:

Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp)

Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).

Bản tự khai tranh chấp đất đai như thế nào?
Bản tự khai tranh chấp đất đai như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Bản tự khai tranh chấp đất đai như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đổi tên sổ đỏ, phí gia hạn thời gian sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…

Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Liệt kê các trường hợp tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai bao gồm các loại tranh chấp sau:
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thế nào?

Trình tự cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất có các bước như sau:
Tự hòa giải;
Hòa giải tại cơ sở (nếu có);
Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự tại UBND cấp tỉnh hoặc tòa án (nếu hòa giải không thành).

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai.