Thời gian giải quyết khiếu nại đất đai bao lâu?

27/08/2022 | 09:31 16 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một tăng cao nên đã kéo theo đó là tình trạng các quyết định về đất đai ngày một nhiều, Các quyết định về đất đai này sẽ được các cơ quan có thảm quyền ba hành để người dân tuân theo. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các quyết định hành chính về đất đai này đã làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bởi vậy mà xuất hiện ngày càng nhiều các khiếu nại về đất đai. Vậy việc giải quyết khiếu nại về đất đai như thế nào?, “thời gian giải quyết khiếu nại đất đai” là bao lâu?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước gia đình tôi vừa nhận được một quyết định thu hồi đất, tuy nhiên theo tôi tìm hiểu thì mảnh đất của nhà tôi lại không hề nằm trong khu vực bị quy hoạch thu hồi, hiện giờ gia đình tôi muốn gửi đơn khiếu nại đất đai lên UBND huyện thì thời gian giải quyết khiếu nại đất đai là bao lâu ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tha, khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Khiếu nại về đất đai là gì?

Khiếu nại về đất đai là việc Người sử dụng đất, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, thực hiện quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước, Cán bộ công chức có thẩm quyền trong quá trình quản lý về đất đai khi họ cho rằng, quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 Người khiếu nại 

gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền:

Người sử dụng đất gồm:

+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

+ Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Cộng đồng dân cư;

+ Cơ sở tôn giáo;

+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại;

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như:

+ Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất;

+ Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất…

(Khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho mà làm thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên giấy chứng nhận) mà bị từ chối, chậm thực hiện…thì có quyền khiếu nại).

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại, cụ thể:

+ Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền tự mình viết đơn và thực hiện khiếu nại theo thủ tục quy định.

+ Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).

+ Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

+ Uỷ quyền cho luật sư thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đối tượng khiếu nại

Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai, cụ thể:

+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

+ Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.

+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…

Hành vi hành chính về quản lý đất đai: Là hành vi của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền để ban hành các quyết định quản lý hành chính về đất đai với các hành vi thường gặp như: Chậm thực hiện, thực hiện không đúng, không thực hiện, gây khó dễ cho người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất…

Thời gian giải quyết khiếu nại đất đai
Thời gian giải quyết khiếu nại đất đai

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 204 Luật đất đai 2013 và Điều 7 Luật khiếu nại 2011: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được phân cấp thành thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Điều đó cũng có nghĩa rằng: Về nguyên tắc, Bạn có quyền khiếu nại hai cấp, ngoại trừ, những khiếu nại, mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này, Bạn chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính, mà không thể khiếu nại lần hai lên cấp cao hơn.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Ngoài ra thủ trưởng cơ quan cấp trên khác có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu nếu đó là hành vi hành chính, hoặc quyết định hành chính của mình hoặc cơ quan, cá nhân mà mình quản lý đưa ra.

Thời gian giải quyết khiếu nại đất đai

Thời hạn giải quyết khiếu nại là khoảng thời gian mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện việc giải quyết khiếu nại. Hết thời hạn sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:

Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:

Theo Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai như sau:

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thời hiệu khiếu nại

Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Như vậy, quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất không có quyền khiếu nại, trừ những trường hợp sau:

Người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì:

+ Ốm đau;

+ Thiên tai;

+ Địch họa;

+ Đi công tác, học tập ở nơi xa

+ Hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thời gian giải quyết khiếu nại đất đai“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Hợp đồng mua bán nhà đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng khiếu nại về đất đai gồm?

Quyền khiếu nại đất đai là một bộ phận của quyền khiếu nại hành chính. Do đó, đối tượng bị khiếu nại tuân theo quy định của pháp luật hành chính là các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó:
– Quyết định hành chính
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Theo đó, một quyết định hành chính về đất đai là đối tượng khiếu nại phải có đủ ba điều kiện:
Quyết định hành chính được thể hiện dưới hình thức văn bản;
Quyết định do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ban hành;
Quyết định đó là quyết định hành chính cá biệt, quyết định được áp dụng một lần đối với chủ thể khiếu nại hoặc một số đối tượng cụ thể, trong đó có chủ thể khiếu nại.
 – Hành vi hành chính
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Quy trình giải quyết khiếu nại như thế nào?

– Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để được tiếp nhận và thụ lý (nếu hợp lệ). Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn. Nếu không thụ lý phải giải thích rõ lý do cho người khiếu nại biết.
– Sau khi thụ lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh nội dung đơn khiếu nại. Nếu nội dung khiếu nại đúng (khớp với thực tế xác minh) sẽ tiến hành giải quyết ngay. Ngược lại nếu sai, phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại để làm rõ.
– Trường hợp tổ chức đối thoại làm rõ, phải lập thành biên bản. Căn cứ vào kết quả xác minh, kết quả đối thoại, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và các cơ quan khác. Sau khi nhận được quyết định này mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.