Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới 2022

17/10/2022 | 14:46 128 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về việc tranh chấp lối đi công cộng. Nhà tôi ở trong hẻm nên chỉ có một con đường thông ra đường lớn. Hôm qua, nhà ở đầu hẻm làm hàng rào và thu phí không cho những nhà khác đi qua. Chúng tôi họp và đồng ý làm đơn kiện thì có được không? Chúng tôi có khả năng thắng kiện nhà đó cao không? Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào? Lối đi công cộng có thuộc quyền sở hữu của đối tượng nào hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?” chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Tranh chấp lối đi chung là gì?

Lối đi chung là gì? Quy định về giải quyết tranh chấp lối đi chung theo Luật Dân sự 2015 hiện hành như thế nào?

Trước kia vấn đề về quyền lối đi chung được quy định tại điều 257 Bộ Luật Dân sự 2005. Và hiện nay được quy định tại Điều 254 BLDS 2015 với tên gọi quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi”.

Như vậy, theo quy định về lối đi chung được áp dụng về quyền về lối qua. Tức là chỉ khi bất nào chủ sở hữu bất động sản không có lối đi riêng thông ra đường công công và việc mở một lối đi qua đất của người khác là giải pháp cuối cùng để có thể ra tới đường công công. Lúc này chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất của họ và người được yêu cầu phải chấp thuận.

Trong trường hợp, của người đề nghị mở lối đi qua đất nhà mà không bị vây bọc toàn bộ, vẫn có con đường khách đi ra đường công cộng thì yêu cầu sẽ không có cơ sở chấp thuận. Dù chủ sở hữu bất động sản kia có phải đi ngõ vòng nhiều tới đâu nhưng vẫn có lối đi công cộng thì vẫn không có quyền mở lối đi chung.

Đồng thời, luật giải quyết tranh chấp lối đi chung, mở lối đi cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu yêu cầu mở lối đi và chủ sở hữu được yêu cầu mở lối đi chung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên như sau:

Người chủ sở hữu được hưởng quyền về lối đi chung qua bất động sản của người khác phải đền bù cho chủ sở hữu đó, trừ khi có thoả thuận khác.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu thì chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong có thỏa thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều cao của lối đi thuận tiện, ít gây phiền hà cho các bên mà không phải đền bù.

Ví dụ: tranh chấp lối đi chung cả nhà khi 1 mảnh đất chia 4 nhưng 1 một mảnh không có lối đi thì cần phải mở lối đi riêng mà không cần đền bù cho chủ sở hữu đất khác.

Như vậy hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau: Nếu chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác và con đường duy nhất để có thể đi đến đường công cộng là mở lối đi qua đất người khác. Trong trường hợp này sẽ cần mở một lối đi chung tiện và ít gây ra phiền hà cho chủ sở hữu bất động sản có mở lối đi và sẽ có đền bù theo thỏa thuận.

Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về cách giải quyết tranh chấp về lối đi chung thì có thể xin tư vấn hoặc làm đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?
Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?

Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?

Bản án 30/2019/DS-PT ngày 20/03/2019 về tranh chấp lối đi chung

– Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Hủy Bản án số 09/2018/DS-ST ngày 16/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đ R, tỉnh Lâm Đồng về việc “Tranh chấp lối đi chung” giữa vợ chồng ông Ngô Đ Th, bà Bùi T Th1 và vợ chồng ông Lê V T (Lê T T), bà Phan Thị K S, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vợ chồng ông Hà V B, bà Phạm T T1, vợ chồng ông Hoàng V N, bà Nguyễn T Th2 và Ban quản lý rừng phòng hộ Srp; chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Đ R, tỉnh Lâm Đồng giải quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

2. Bản án 19/2019/DSST-ST ngày 23/08/2019 về tranh chấp quyền lối đi chung

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

– Cấp xét xử: Sơ thẩm

– Kết quả giải quyết: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Bà Tr ần Thị T về việc “Tranh chấp quyền về lối đi chung” đối với bị đơn vợ chồng Ông Trần Đình Th, bà Nguyễn Thị Kim Tr.

3. Bản án 01/2018/DS-PT ngày 17/01/2018 về tranh chấp sử dụng lối đi chung

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các đồng bị đơn: Ông Nguyễn Trọng Đ, bà Trần Thị M. Huỷ toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số: 04/2017/DS-ST ngày 19-9-2017 của Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh Yên Bái và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Y giải quyết lại vụ án.

4. Bản án 132/2018/DS-PT ngày 12/10/2018 về tranh chấp đòi lại lối đi chung

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Chấp nhận đơn kháng cáo của các bị đơn ông Nguyễn Hoàng B1 và bà Trương Thị B2; Sửa bản án dân sự sơ thẩm 29/2018/DS-ST ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Toà án nhân dân huyện Z, tỉnh Sóc Trăng về việc “Tranh chấp về đòi lại lối đi chung”

5. Bản án 04/2018/DS-PT ngày 18/01/2018 về tranh chấp lối đi chung và buộc chấm dứt hành vi cản trở việc sử dụng lối đi chung

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: hông chấp nhận kháng cáo của bà Nông Thị B; giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2017/DS-ST ngày 20/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Lạng Sơn. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn T đối với bà Nông Thị B. 

6. Bản án 34/2018/DS-PT ngày 04/09/2018 về tranh chấp lối đi chung và di dời tài sản trên đất

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

7. Bản án 1004/2019/DSPT ngày 11/11/2019 về tranh chấp lối đi chung, cản trở quyền sở hữu nhà

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Thị Thu T1.

Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 195/2019/DS-ST ngày 28/6/2019 của Tòa án nhân dân huyện C, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Bản án 140/2018/DS-PT ngày 19/12/2018 về tranh chấp lối đi chung và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản

– Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phan Thị Hồng Ph vềtranh chấp lối đi chung và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản với bị đơn ôngLê Ng.

9. Bản án 50/2018/DS-PT ngày 10/11/2018 về tranh chấp yêu cầu mở lối đi chung, bồi thường thiệt hại lợi ích kinh tế

– Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn

– Cấp xét xử: Phúc thẩm

– Kết quả giải quyết: Sửa bản án số 03/2018/DS-ST ngày 28-8-2018 của Tòa án nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

10. Bản án 25/2017/DS-ST ngày 31/08/2017 về công nhận lối đi chung; đòi lại diện tích đất bị lấn chiếm; yêu cầu tháo dỡ công trình trên đất; hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận

– Cấp xét xử: Sơ thẩm

– Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn N đối với bị đơn ông Nguyễn C.

Quyền mở lối đi qua khi bị vây bọc như thế nào?

Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”.

Theo quy định trên, thửa đất không có lối đi ra đường công cộng vì bị vây bọc bởi bất động sản của người khác thì người sử dụng đất bị vây bọc có quyền yêu cầu người phía ngoài mở lối hợp lý trên phần đất của họ.

Đồng thời khoản 2 Điều này quy định rõ:

“2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”.

Như vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì các bên có thể thương lượng, hòa giải để giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Bị vây bọc bởi nhiều thửa đất mở lối đi theo hướng nào?

Trên thực tế hầu hết các thửa đất không có lối đi thường bị vây bọc bởi nhiều thửa đất khác nhau, mặt khác những thửa đất vây bọc không phải lúc nào cũng cùng một chủ. Nói cách khác, thửa đất bị vây bọc bởi các thửa đất của nhiều người khác nhau.

Vấn đề đặt ra ở đây là lối đi qua sẽ được mở theo hướng nào.

Căn cứ vào tính “hợp lý” của quyền mở lối đi qua cũng như thực tiễn xét xử cho thấy việc mở lối đi theo hướng nào để ra đường công cộng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Lối đi ngắn nhất;

– Lối đi thuận tiện, không gây thiệt hại người sử dụng đất vây bọc;

– Là lối đi duy nhất, ngoài ra không còn lối đi nào khác để ra đường công cộng;

Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?
Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Bản án tranh chấp lối đi công cộng mới thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ; thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất; gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp lối đi công cộng thế nào?

Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
(1) Đơn khởi kiện theo mẫu.
(2) Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
(3) Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (sơ đồ địa chính, bản trích đo địa chính, bản chụp thể hiện bất động sản bị vây bọc mà không có lối đi qua,…).

 Nộp đơn khởi kiện tranh chấp lối đi công cộng ở đâu?

Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau:
Căn cứ Điều 26, Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Hình thức nộp đơn kiện tranh chấp lối đi chung?

Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường bưu điện;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).