Quy định về di chuyển mồ mả năm 2023 như thế nào?

27/04/2023 | 22:06 149 lượt xem Trà Ly

Trong một số trường hợp theo quy định, những phần mồ mả sẽ phải di chuyển đến nơi khác. Việc di chuyển mồ mả phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Một số phần mồ mả phải di chuyển khi nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường theo quy định. Pháp luật đã quy định cụ thể về việc di chuyển mồ mả như thế nào, các nhiệm vụ phải được thực hiện khi di chuyển nghĩa trang, mồ mả. Để bảo đảm quyền lợi của mình khi bị di chuyển mồ mả, người dân nắm được quy định về di chuyển mồ mả. Vậy, Quy định về di chuyển mồ mả năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ mả riêng lẻ được thực hiện khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP quy định về di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ như sau:

Điều 12. Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ

1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:

a) Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.

…”

Theo đó, các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải được di chuyển khi gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ sẽ phải di chuyển khi phải phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra những ngôi mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc cũng phải được di chuyển.

Khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ cần phải thực hiện những nhiệm vụ nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ như sau:

Điều 12. Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ

2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:

a) Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;

b) Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;

c) Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ cần phải thực hiện những nhiệm vụ như đã nêu trên.

Quy định về di chuyển mồ mả năm 2023 như thế nào?

Mồ mả bị di chuyển có được bồi thường?

Căn cứ theo quy đinh tại Điều 18 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 18. Bồi thường về di chuyển mồ mả

Đối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.”

Như vậy, khi thực hiện bốc, di chuyển, xây dựng mới đối với mồ mả thì sẽ được bồi thường các chi phí hợp lý. UBND cấp tỉnh sẽ quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.

Bồi thường khi thu hồi đất mồ mả như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau

“Điều 8. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh

1. Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng nếu dự án đã có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng; được bồi thường bằng tiền nếu dự án đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó;

b) Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất thu hồi. Nếu trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì bố trí di dời mồ mả đó vào khu vực đất còn lại của dự án; trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã chuyển nhượng hết thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng giao đất mới tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa phục vụ việc di dời mồ mả tại khu vực có đất thu hồi.

Việc giao đất tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Điểm này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

…”

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 81 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 81. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 184 của Luật này, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

…”

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về di chuyển mồ mả năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu đơn xin thôi việc mới nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường về đất phải đáp ứng các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc bồi thường về đất như sau:
“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”
Như vậy, việc bồi thường về đất sẽ phải đáp ứng các nguyên tắc trên của pháp luật.

Trách nhiệm di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ được quy định thế nào?

Theo Điều 13 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ như sau:
Điều 13. Trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc cải tạo, đóng cửa, di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
2. Các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.
Như vậy, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo UBND theo phân cấp quản lý, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
Đối với các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.