Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề được người dân quan tâm bởi đây chủ yếu là những tranh chấp xảy ra khá phổ biến trong thực tế cuộc sống. Đất đai được ví như là tài sản có giá trị rất lớn đối với nhiều người, cùng với tình hình giá đất ngày càng tăng và dân số Việt Nam đông đúc ở thời điểm hiện nay, việc sở hữu một ngôi nhà đang là ước mơ để họ phấn đấu và thành quả làm việc của cả đời người. Chính vì vậy, không một ai muốn vướng phải tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai. Mặc dù, khi vướng vào tranh chấp thì những người trong cuộc họ sẽ phải tiến cuộc hành hòa giải hoặc cũng có thể kiện tụng việc lên Toà là không thể tránh khỏi và nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Một tranh chấp về đất đai mà đã từng có rất nhiều người gặp phải đó là tranh chấp đòi quyền sử dụng đất, vậy khi vấn đề này xảy ra người dân phải dựa trên những quy định nào của nhà nước để tuân thủ và bài viết dưới đây cũng sẽ đưa ra cho các bạn một bản án có liên quan đến vấn đề này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bản án tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”
Vậy các trường hợp có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:
Nếu có căn cứ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng với quy định của pháp luật, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy, thu hồi những trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai đối tượng hoặc trái quy định pháp luật;
- Xảy ra tranh chấp cần phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai đối tượng hoặc trái quy định của pháp luật, người chủ sở hữu sổ đỏ hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó qua các hình thức sau:
- Kiến nghị, khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Khởi kiện dân sự đối với người có tên trên sổ đỏ.
- Khởi kiện hành chính đối với Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đó.
Giải quyết tranh chấp đòi quyền sử dụng đất
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 203, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Bản án tranh chấp đòi quyền sử dụng đất
Bản án 75/2017/DS-PT ngày 14/07/2017 về tranh chấp đòi nhà đất do người khác chiếm giữ
Án phí, chi phí giải quyết tranh chấp đòi lại đất
Án phí đối với tranh chấp đất đai không có giá ngạch
Các tranh chấp đất đai không có giá ngạch có thể kể đến như: đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất;….
Án phí tranh chấp đất đai không có giá ngạch nêu trên theo quy định là 300.000 đồng. Trong những tranh chấp này, mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm bằng với án phí.
Án phí đối với tranh chấp đất đai có giá ngạch
Tranh chấp đất đai có giá ngạch là những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần. Khi đó, người có yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập, yêu cầu phản tố phải đóng tạm ứng án phí căn cứ trên giá trị tài sản tranh chấp mà người đó yêu cầu.
Giá trị đất đai đang tranh chấp có thể được xác định bằng một trong các cách sau:
- Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với đất đai, hằng năm UBND sẽ ban hành bảng giá đất của địa phương ứng với từng khu vực; vị trí đất; mục đích sử dụng đất. Đây là một trong các cơ sở quan trọng để xác định giá trị đất đang tranh chấp.
- Giá do doanh nghiệp/cơ quan thẩm định giá cung cấp.
- Giá trên tài liệu, hồ sơ được gửi kèm để giải quyết vụ án như giấy tờ mua bán đất.
- Giá thị trường tại thời điểm và theo địa điểm của đất.
Sau khi đã được tòa án giải quyết tranh chấp đất đai, đương sự phải chịu án phí giải quyết tranh chấp đất đai có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng. Vậy, án phí tranh chấp đất đai phụ thuộc vào nội dung tranh chấp và giá trị của tài sản.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Doanh nghiệp chuyển nhượng nhà xưởng trong khu công nghiệp được hay không?
- Chồng chết vợ có được bán đất không theo quy định?
- Trình tự thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bản án tranh chấp đòi quyền sử dụng đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mức bồi thường thu hồi đất … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Theo quy định tại các điều 100 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội thì điều kiện để cá nhân, hộ gia đình được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất bao gồm:
– Đất đang sử dụng lâu dài, ổn định;
– Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận UBND xã xác nhận đất không có tranh chấp;
– Có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ sổ địa chính, đăng ký ruộng đất;
– Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; các giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ về thanh lý hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.