Vợ chồng mua đất cần giấy tờ gì?

24/05/2023 | 14:23 377 lượt xem Vân Anh

Hiện nay, nếu có điều kiện kinh tế thì việc mua đất là nhu cầu của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau. Nó có thể được sử dụng như đất ở, đất thương mại, hoặc tặng cho. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến ​​thức về đất đai để thuận lợi cho các giao dịch mua bán đất đai của mình. Và nhiều câu hỏi đặt ra khi thực hiện mua bán đất trong đó có câu hỏi Vợ chồng mua đất cần giấy tờ gì? Thủ tục mua đất ra sao? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Vợ chồng mua đất cần giấy tờ gì?

Mua đất nên cần những giấy tờ gì luôn là câu hỏi muôn thuở của những người có ít kinh nghiệm trong giao dịch mua bán nhà đất. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích các giấy tờ và thủ tục cần thiết cho việc mua bán đất đai!

Khi hai vợ chồng mua đất cần chuẩn bị một số giấy tờ như: Chứng minh thư/Căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao), giấy ủy quyền (nếu ủy quyền), sổ hộ khẩu (bản sao), Giấy tờ đặt cọc, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn, bản án ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, …). Trong nhiều trường hợp bên mua sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng.

Thủ tục mua đất như thế nào?

Để thực hiện mua bán quyền sử dụng đất, hai bên trước tiên phải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Sau đó người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Hồ sơ bao gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)
  • Bản sao có công chứng, chứng thực các loại giấy tờ: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Sổ đỏ chỉ ghi tên vợ thì sau này có thể bổ sung tên của chồng vào được không?

Trong nhiều trường hợp khi mua đất đai thì người vợ đứng tên trên sổ đỏ, Nhiều người thắc mắc là sổ đỏ chỉ ghi tên vợ thì sau này có thể bổ sung tên của chồng vào có được hay không? Vấn đề này thì Tại Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về đăng ký tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.

2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.

3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.”

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.

Vợ chồng mua đất cần giấy tờ gì

Các rủi ro thường gặp khi mua bán nhà đất

(1) Giấy tờ đặt cọc khi mua bán nhà đất không công chứng

Việc giấy tờ đặt cọc không công chứng có thể là do người bán nhà túng thiếu sẵn sàng treo biển bán nhà và nhận tiền đặt cọc mua nhà từ nhiều người, ai đến xem mua nhà đất họ cũng đều nhận tiền cọc. Thậm chí có nhiều trường hợp người mua ngại đến văn phòng công chứng, ngại mất thêm tiền công chứng nên chỉ dùng giấy viết tay để thỏa thuận đặt cọc đến khi phát sinh tranh chấp hay bị bùng tiền cọc thì chẳng có tòa án nào giải quyết được.

(2) Bên bán yêu cầu nhiều điều kiện gây khó dễ cho người mua

Chẳng hạn như việc kéo dài thời gian tạo điều kiện cho người mua làm thủ tục giấy tờ, sổ đỏ, phải trả hết tiền sau đó 1 hoặc 2 ngày mới chuyển nhượng các loại giấy tờ như sổ đỏ, sổ hồng,… cho người mua.

(3) Gặp trường hợp cầm giấy tờ nhà đất giả mà không biết

Trường hợp 1: Do lợi dụng sự tin tưởng và thân thiết với chủ nhà sau đó mượn giấy tờ nhà đất để làm giả, làm giả luôn cả các giấy tờ chứng minh để thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất.

Với trường hợp này có thể là chủ nhà không biết hoặc chủ nhà thông đồng với người mua bán để lừa khách hàng.

Trường hợp 2: Chủ nhà cầm chính giấy tờ giả mà mình giữ thực hiện các giao dịch mua bán và họ cũng không hề biết đó là giấy tờ giả. Còn giấy tờ thật đã được cầm cố ở một ngân hàng khác.

Theo cơ quan điều tra cho biết hiện nay có 2 dạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ giả phổ biến.

+ Một là sổ đỏ làm từ phôi thật do Bộ tài nguyên và môi trường cấp cho các địa phương vì lý do nào đó phôi thật bị đánh cắp và tuồn ra ngoài. Đối tượng làm giả nội dung in trên đó như con dấu, vị trí ô đất, chữ ký của người có trách nhiệm …

+ Hai là các đối tượng làm giả hoàn toàn cả phôi lẫn nội dung in trên sổ đỏ.

Cơ quan công an cũng cho biết, mỗi năm các địa phương đều nhận được phôi sổ đỏ do Bộ tài nguyên và môi trường cấp. Đơn vị này có nhiệm vụ quản lý số hiệu phôi, địa phương nào cấp sổ đỏ sẽ ghi trong hồ sơ số phôi và số quyết định cấp. 2 yếu tố này là rất quan trọng để biết được đây là sổ đỏ thật hay giả. Để kiểm tra chỉ cần so sánh 2 số trên nếu 1 hoặc cả 2 đều không có trong hồ sơ lưu trữ tại địa phương thì đó là sổ giả được in phôi thật.

(4) Rủi ro khi mua nhà đất thuộc diện thế chấp tại ngân hàng

Nhà đất đã được thế chấp ở ngân hàng nhưng chủ nhà vẫn muốn bán căn nhà này dẫn tới rủi ro pháp lý cho người mua nếu không biết hoặc chủ quan.

(5) Mua nhà dự án, người mua đã đặt cọc và nộp tiền cọc theo đúng tiến độ nhưng dự án này bị treo

Thực tế cho thấy có nhiều dự án treo vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác cho dù chủ đầu tư đã nhận tiền cọc, tiền mua nhà của người mua theo đúng tiến độ. Vì lý do nào đó chẳng hạn như chủ đầu tư không thể gom đủ số tiền huy động vốn từ người mua để thực hiện dự án này hoặc chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, … dẫn tới không thể tiếp tục thực hiện dự án.

(6) Rủi ro khi mua nhà xong, hoàn tất nghĩa vụ trả tiền nhưng chưa nhận được giấy tờ nhà

Trường hợp này khá phổ biến hiện nay, người mua nhà tại các dự án dù đã trả đủ tiền nhưng vẫn chưa nhận được giấy tờ nhà theo hẹn từ chủ đầu tư. Điều này gây nên những khó khăn cho người mua và tạo nên làn sóng tranh chấp lớn ảnh hưởng tới dự án nhà ở.

(7) Mua nhà đầy đủ giấy tờ nhưng không bán lại được

Thực tế có trường hợp người mua nhà ở xã hội theo gói hỗ trợ vay 30.000 tỷ sau khi thanh toán hoàn tất tiền nhà theo từng giai đoạn nhưng vì không đủ khả năng chi trả nên họ muốn bán lại. Tuy nhiên theo quy định nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại sau 5 năm kể từ khi thực hiện xong giao dịch. Do đó nhiều người gặp phải tình huống dở khóc, dở cười khi mua nhà gặp

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vợ chồng mua đất cần giấy tờ gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác như soạn thảo download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người dân mua bán nhà đất cần giấy tờ gì để thay thế sổ hộ khẩu?

từ năm 2023 người dân mua bán đất không cần mang theo sổ hộ khẩu, có thể mang theo bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú: thẻ CCCD gắn chip hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu.

mua đất và đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có cần chữ ký của hai vợ chồng không?

khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”