Pháp luật hiện hành quy định khi thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình sẽ cần phải có sự đồng ý của các thành viên khi đất đó có chung quyền sử dụng đất. Khi người dân muốn chuyển đổi đất từ cá nhân sang hộ gia đình sẽ thực hiện thông qua hình thức tặng cho hoặc chuyển nhượng. Vậy chi tiết quy định về thủ tục chuyển sổ đỏ từ cá nhân sang hộ gia đình hiện nay như thế nào? Khi chuyển nhượng giữa các thành viên trong hộ gia đình như vậy thì cần đóng những loại thuế phí nào cũng là nội dung được chú trọng nhiều tới. Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều kiện cấp sổ đỏ hộ gia đình
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (sẽ được cấp sổ đỏ hộ gia đình) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?
Điểm c, khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
…
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Như vậy, sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên của chủ hộ gia đình hoặc người đại diện là thành viên của hộ gia đình nếu chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất của hộ.
Thủ tục chuyển sổ đỏ từ cá nhân sang hộ gia đình như thế nào?
Mặc dù được lựa chọn hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho nhưng giữa các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chủ yếu sẽ áp dụng hình thức tặng cho; để hoàn tất thủ tục cần thực hiện theo 03 bước sau:
Bước 1: Lập và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
* Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Bên tặng cho | Bên nhận tặng cho |
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.- Sổ hộ khẩu. | – Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.- Sổ hộ khẩu.- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân. |
Lưu ý:- Phiếu yêu cầu công chứng: Khi đến tổ chức công chứng sẽ có mẫu.- Mặc dù luật cho phép soạn thảo trước hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế khi đến văn phòng công chứng sẽ soạn lại theo mẫu của văn phòng (trả thêm thù lao soạn hợp đồng). |
* Nơi công chứng
Mặc dù tổ chức hành nghề công chứng có chức năng công chứng nhưng chỉ được công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.
Như vậy, muốn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì người dân phải đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính
Mặc dù được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai theo đúng quy định.
Vì trên thực tế khi khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thực hiện cùng thời điểm với hồ sơ đăng ký biến động (đăng ký vào sổ địa chính)
Bước 3: Đăng ký biến động
* Thời hạn phải đăng ký biến động: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực (thông thường sẽ là ngày công chứng hoặc chứng thực).
* Hồ sơ khai thuế, phí và đăng ký biến động
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
– Hợp đồng tặng cho được công chứng hoặc chứng thực;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.
– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,…
* Nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
– Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
– Nơi đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.
* Tiếp nhận, giải quyết
* Trả kết quả
* Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Như vậy, khi muốn đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang tên cá nhân thì thực hiện bằng cách tất cả thành viên có chung quyền sử dụng đất đồng ý tặng cho hoặc chuyển nhượng cho một người. Khi sang tên trong trường hợp này được miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục chuyển sổ đỏ từ cá nhân sang hộ gia đình như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục tra cứu quy hoạch đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Phí môi giới thuê nhà là bao nhiêu?
- Diện tích nhà ở tối thiểu trên đầu người
- Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:
“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.
Do đó, văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng chuyển nhượng nếu đã được các thành viên chung quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Thành viên trong hộ gia đình được quyền ngăn cản hoặc đồng ý việc chuyển nhượng nếu là thành viên có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác.
Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi bán đất hộ gia đình phải có chữ ký của tất cả các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất đó.