Sổ hồng là thuật ngữ không còn xa lạ với người dân, đây là loại giấy tờ dùng để ghi nhận quyền sở hữu của người dân đối với đất đai và những tài sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến loại giấy tờ này. Nhiều người dân băn khoăn không biết theo quy định của pháp luật hiện hành, Đất sổ hồng có được xây nhà không? Xây nhà ở trên đất chưa lên thổ cư có bị phạt không? Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử lý thế nào? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên mà người dân thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bởi vì nó có bìa màu hồng. Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì sổ hồng gồm 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và có trang bổ sung nền trắng, mỗi trang đều có kích thước 190mm x 265mm.
Đây là mẫu Giấy chứng nhận được cấp chung cho các đối tượng sử dụng đất đủ điều kiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho đất được Nhà nước giao/cho thuê hoặc công nhận. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp (Điều 98 Luật Đất đai 2013).
Đất sổ hồng có được xây nhà không?
Việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác trên đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan“
Do đó, người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích (sử dụng đất đúng mục đích đã được ghi nhận trên sổ hồng).
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất được phân loại thành 03 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp (ví dụ như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,…), nhóm đất phi nông nghiệp (ví dụ đất ở tại nông thôn/đô thị, đất thương mại dịch vụ,…), nhóm đất chưa sử dụng (nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng đất).
Có thể thấy, mỗi một loại đất đều có những công dụng, chức năng riêng (ví dụ như đất nông nghiệp thì dùng để canh tác, trồng trọt,..; Đất phi nông nghiệp có mục đích là dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho sinh hoạt hoặc để xây dựng các công trình thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh,…; Đất chưa sử dụng là những thửa đất chưa xác định được mục đích sử dụng). Người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích của đất là việc người sử dụng đất sử dụng đất đúng công dụng, chức năng của loại đất được xác định mục đích sử dụng theo sổ hồng đã được cấp.
Theo đó, việc xây dựng nhà trên sổ hồng được thực hiện khi sổ hồng đó được cấp cho loại đất được phép xây dựng nhà ở.
Như vậy, có thể xây dựng nhà trên đất được cấp sổ hồng khi mục đích sử dụng của loại đất đã được cấp sổ hồng là loại đất có mục đích sử dụng phi nông nghiệp và được phép xây dựng nhà ở như đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị,…Nếu người sử dụng đất xây dựng nhà ở trên đất được cấp sổ hồng mà mục đích sử dụng đất không phải là để xây dựng nhà ở thì không được phép xây dựng.
Xây nhà ở trên đất chưa lên thổ cư có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai liên quan đến hành vi sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích. Xây nhà trên đất không thổ cư sẽ bị phạt tiền căn cứ vào loại đất nông nghiệp, diện tích đất sử dụng trái mục đích, thuộc khu vực thành thị hay nông thôn mà xác định khoản tiền xử phạt. Số tiền phạt thấp nhất đối với hành vi này là 2.000.000 đồng và số tiền phạt cao nhất là 1.000.000.000 đồng.
Ngoài ra một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng là:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong một số trường hợp
Đồng thời, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm, có thể bị Nhà nước thu hồi đất theo điểm a khoản 1 Điều Điều 64 Luật Đất đai 2013.
Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc thu hồi đất không đúng mục đích sẽ thực hiện theo thủ tục như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm về hành chính để làm căn cứ quyết định thực hiện việc thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm về pháp luật đất đai sẽ phải thu hồi đất, khi hết thời hạn để xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính đó để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm về pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản sẽ xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của UBND xã, phường hoặc thị trấn nơi có đất làm chứng để làm căn cứ thực hiện quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định về hành vi vi phạm quy định tại các Điểm c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Trong thời hạn không quá là 07 ngày làm việc, kể từ ngày được lập biên bản, người được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành việc kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm và gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Thẩm tra và xác minh thực địa.
Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm tra và xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp thực hiện quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thông báo thu hồi đất.
Khi cá nhân và hộ gia đình có hành vi vi phạm thì UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm:
– Thông báo về việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và sẽ đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
– Chỉ đạo xử lý về phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc về tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành thực hiện việc thu hồi đất.
Bước 5: Cưỡng chế để thực hiện việc thu hồi đất (nếu có).
Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định về thu hồi đất nếu người có đất không thực hiện quyết định về việc thu hồi.
Bước 6: Cập nhật thông tin về địa chính, thu hồi sổ đỏ.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất sổ hồng có được xây nhà không”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chia thừa kế nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định hiện hành, người sử dụng đất có trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích. Đất chưa lên thổ cư mà cụ thể là đất nông nghiệp chỉ được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc xây dựng nhà ở, công trình. Theo đó, xây nhà trên đất không thổ cư là hành vi vi phạm pháp luật.
Như đã phân tích nêu trên, đất chưa lên thổ cư không được cho phép xây nhà ở. Trường hợp chỉ có đất nông nghiệp nhưng muốn xây nhà, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sau khi tiếp hành các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xin giấy phép xây dựng, người sử dụng đất có thể tiến hành xây nhà ở.
Khi sử dụng đất thì người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động để nhà nước quản lý; riêng trường hợp nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì pháp luật không bắt buộc chủ sở hữu phải đăng ký và không bị vi phạm. Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ đăng ký khi có yêu cầu của sở hữu. Quy định này được nêu rõ tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
“1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.”