Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người không?

02/12/2022 | 13:41 48 lượt xem Lò Chum

Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người

Thưa luật sư, tôi có trước khi cưới thì tôi có mua một mảnh đất có diện tích là 30m2 ở Hồ Tây Hà Nội. Mua được 2 năm thì tôi cưới vợ, tôi muốn để vợ tôi cùng có tên trong sổ đỏ mảnh đất đó. Luật sư có thể tư vấn cho tôi là có được đổi sổ đỏ đứng tên 2 người không? Theo quy định pháp luật thì trường hợp nào thì Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người? Thủ tục để sổ đỏ đứng tên 2 người như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Khái niệm Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người?

Về việc ghi tên trong sổ hồng, tại khoản 1 điều 34 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã quy định rõ, trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì sổ hồng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp cả 2 có thỏa thuận khác. Ngoài ra, theo khoản 2 điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31.12.2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và gia đình, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi sổ hồng để ghi tên của cả vợ và chồng (có quyền yêu cầu cấp đổi – pháp luật không bắt buộc).

Hiện nay sổ hồng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng nhưng nếu tài sản đó được mua bằng tiền chung của cả hai được tạo lập nên trong thời kỳ hôn nhân, do công sức đóng góp của cả hai vợ chồng vẫn được xác định là tài sản chung. Do vậy, cả vợ và chồng đều có quyền với tài sản chung là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trong sổ hồng. Hai người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán liên quan đến quyền sử dụng đất phải cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng bằng văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vợ hoặc chồng chưa đứng tên trên sổ hồng có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi sổ hồng để ghi tên của cả vợ và chồng.

“Tài sản chung, bắt buộc phải ghi tên 2 người, còn khi giao dịch như mua thì có thể 1 người ký kết hợp đồng, khi bán thì bắt buộc phải là hai vợ chồng (hoặc phải trình chứng minh độc thân hoặc quyết định ly hôn có chia tài sản), cần thì làm ủy quyền cho người kia. Quy định hai vợ trồng trên sổ hồng là phù hợp. Nhất là thời điểm hiện nay, vợ chồng giao dịch không giống ngày xưa, có nhiều nhà, ở xa nhau. Tốt nhất là nên ghi tên cả hai vợ chồng trên sổ hồng để tránh các vấn đề phát sinh như khiếu kiện, tẩu tán tài sản, chiếm dụng làm tài sản riêng…”, luật sư Phượng khuyến cáo.

Quy định pháp luật về thủ tục đứng tên 2 người?

Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người
Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người

Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn việc thể hiện thông tin người sử dụng đất trên sổ đỏ, chỉ áp dụng đối với đất, nhà ở là tài sản chung của nhiều người và có sự yêu cầu của phía người sử dụng.

Theo thông tư “Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).””

Sổ đỏ sẽ thể hiện thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, các thành viên khác trong hộ gia đình không có chung quyền sử dụng đất thì không ghi trên giấy chứng nhận.

Nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình muốn ghi tên trên sổ đỏ thì sẽ ghi tên tất cả trên sổ đỏ. Đại diện hộ gia đình có thể đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền giải quyết, mang theo giấy tờ nhân thân của những người đồng sử dụng mà không phát sinh thêm thủ tục hành chính nào khác. Hoặc hộ gia đình có thể cử một người đại diện đứng tên trên sổ đỏ. Với phương án này, trên sổ đỏ ghi tên người đại diện cho hộ gia đình.

Các hộ gia đình nên hiểu chính xác bản chất của quy định này là trường hợp giao đất không thu tiền đối với đất nông nghiệp nên các trường hợp nhà đất tạo lập là tài sản chung vợ chồng thông qua giao dịch thì chỉ ghi tên vợ chồng, chứ không cần ghi tên con cái, kể cả các con có tên trong hộ khẩu.

Về vấn đề tài sản chung của vợ chống được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Đối với tài sản nhà đất thuộc quy định về tài sản chung vợ chồng sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Tài sản được xác lập là tài sản chung vợ chồng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ ghi tên cả hai vợ chồng.

Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Căn cứ theo quy định thì tóm lại, số lượng người đứng tên trên Giấy chứng nhận là không có giới hạn.

Các trường hợp sổ đỏ đứng tên hai người

Hiện nay, có một số trường hợp sổ đỏ đứng tên hai người sau:

Hai người là vợ chồng hợp pháp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì vợ chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi sổ đỏ nếu muốn thay đổi người đứng tên Sổ đỏ từ 1 người thành 2 người.

Hai người không phải vợ chồng cùng đứng tên trên Sổ đỏ

Không phải chỉ 2 vợ chồng mới có quyền sử dụng chung một mảnh đất. Việc nhiều người không phải vợ chồng có quyền sử dụng chung một mảnh đất ngày càng phổ biến hơn như 2 anh chị em, 2 người cùng góp vốn làm ăn,… Trong trường hợp này, họ có quyền đăng kí quyền sử dụng đất chung, đứng tên 2 người:

Trường hợp 1: Nếu 2 người có nhu cầu được cấp riêng sổ đỏ thì mỗi người được cấp 1 sổ đỏ đứng tên mình. Bên cạnh tên của người đứng tên sổ đỏ, cần ghi đầy đủ tên của các chủ thể có quyền sử dụng đất chung theo quy định cùng dòng chữ: “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)

Trường hợp 2: Nếu các bên có nhu cầu cấp sổ đỏ chung thì sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận và giao cho người đại diện. Trên giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện và dòng chữ: “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)“.

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên 2 người không phải vợ chồng, cần những giấy tờ chứng minh như: Giấy tờ mua bán nhà đất chung, giấy tờ tặng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.

Như vậy, nhiều người cùng đứng tên Sổ đỏ khi những người đó có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thủ tục hai người cùng đứng tên sổ đỏ

Người nộp hồ sơ cần thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cả 2 người cần phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật:

– Đối với vợ chồng:

+ Sổ hộ khẩu (hoặc Giấy đăng ký kết hôn).

+ Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp của 2 vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân.

+ Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung (nếu có).

+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Đối với 2 người không phải vợ chồng:

+ Giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

+ Các giấy tờ chứng minh: Hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.

+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn phải nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận 1 cửa.

Khi nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì bạn sẽ được cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời hạn tối đa 03 ngày.

Khi nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu cho người nộp hồ sơ.

Bước 2: Lập hồ sơ để trình cho cơ quan có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận.

Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Sau khi có kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Sổ đỏ có cần đứng tên 2 người”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề về chi phí gia hạn thời gian sử dụng đất thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ như thế nào là hợp pháp với luật định hiện hành?

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định

Quy trình thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ?


Sau khi hoàn tất hồ sơ, hồ sơ sẽ được nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận 1 cửa.
(Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.)
Phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Sổ đỏ đứng tên 2 người khi chưa đăng ký kết hôn thì có được hay không?

Căn cứ Khoản 2 và khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng có quyền thỏa thuận để cùng nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi hai người nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định thì sổ đỏ đứng tên 2 người. Cả hai sẽ cùng được ghi tên trên Giấy chứng nhận và trở thành đồng chủ sở hữu/sử dụng chung đối với tài sản đó