Người sở hữu đất có thể bằng nhiều hình thức như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…. Ngoài ra, được nhà nước giao đất để sử dụng là một trong những phương thức sử dụng đất phổ biến hiện nay. Trong đó nhà nước có thể giao đất có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất, tùy thuộc vào đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thuộc vào nhóm đối tượng nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhà nước giao đất nhưng trái thẩm quyền theo quy định, trường hợp này cần phải xử lý đất giao trái thẩm quyền. Vậy cụ thể xử lý đất giao trái thẩm quyền ra sao? Hãy tham khảo Hướng dẫn cách ghi sổ mục kê đất đai dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé, hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Nhà nước giao đất là gì?
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước giao đất, bao gồm:
– Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
– Giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Căn cứ để ra quyết định giao đất
Để giao đất cho đúng đối tượng cần sử dụng đất thì phải dự vào các căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,… Cũng chính vì thế việc căn cứ giao đất cũng được pháp luật đất đai hiện nay điều chỉnh. Vậy cụ thể căn cứ để ra quyết định giao đất là gì? Sau đây Tư vấn luật đất đai xin trình bày nội dụng này như sau:
Điều 52 Luật đất đai 2013 quy định về Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Theo đó, căn cứ để giao đất cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo pháp luật hiện nay là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, thay cho các căn cứ chung: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy định xây dựng điểm dẫn dân cư nông thôn theo quy định của Luật đất đai 2003.
Việc nhấn mạnh vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cần thiết và là bước tiến của Luật Đất đai năm 2013, vì quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp, ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và rất nhiều các hiện tượng nguy hại khác. Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất đai còn tạo điều kiện để sử dụng đất đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra cái khung pháp lý yêu cầu các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai tuân thủ pháp luật. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Đất giao không đúng thẩm quyền là gì?
Đất giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều này bao gồm các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
Như vậy, đất được giao không đúng thẩm quyền là đất mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đất được người đứng đầu điểm dân cư hoặc UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ.
Từ khi có Luật Đất đai đầu tiên vào năm 1987 đến nay đã có nhiều Luật mới thay thế như: Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013, tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền giao đất cho hộ gia đình, cá nhân vẫn được quy định thống nhất là UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc không phải do UBND cấp huyện giao thì đó là đất được giao không đúng thẩm quyền.
Trường hợp 2: Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên.
Tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên trên thực tế rất đa dạng và được tiến hành bởi nhiều tổ chức khác nhau, những tổ chức này không có thẩm quyền giao đất nhưng đã tự phân phối, bố trí như: Đơn vị quốc phòng, xí nghiệp, công ty, cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp, bệnh viện hoặc cơ quan, đơn vị khác.
Xử lý đất giao trái thẩm quyền ra sao?
Đất được giao trái thẩm quyền không phải là trường hợp hiếm có. Nhiều người dân lo lắng khi phát hiện đất mình được giao không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi đất dù họ không vi phạm pháp luật về sử dụng đất trái quy định. Vậy theo quy định hiện nay việc đất được giao trái thẩm quyền có bị tịch thu không? Xử lý đất giao trái thẩm quyền ra sao? Cụ thể:
Điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định:
Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
- Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;……
Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Điều 23. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền
- Đất giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều này bao gồm các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
- Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
- Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác thì diện tích còn lại không có nhà ở, công trình xây dựng được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng, nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
- Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau. Vì bạn không nói rõ thời gian bạn mua đất của UBND xã là vào ngày bao nhiêu; cũng như có giấy tờ gì hay không; nên chúng tôi không thể trả lời cho bạn liệu đất của bạn có bị thu hồi hay không? Tuy nhiên, nếu như đất được giao trái thẩm quyền từ ngày 01/07/2014 trở đi; thì đất của bạn sẽ không được cấp GCNQSDĐ và bị thu hồi. Kết luận: Nếu như đất được giao trái thẩm quyền từ ngày 01/07/2014 trở đi thì đất của bạn sẽ không được cấp GCNQSDĐ và bị thu hồi.
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xử lý đất giao trái thẩm quyền ra sao?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013;
– Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đất đai 2013;
Trường hợp 1: Tiền sử dụng đất khi giao đất thông qua đấu giá
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá.
Trường hợp 2: Tiền sử dụng đất khi giao đất không qua đấu giá
– Khẳng định rõ ràng ranh giới giữa nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện để nhà nước thực hiện công tác quản lý về đất đai tốt hơn.
– Tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng đất bởi việc quy định rõ thời hạn khi giao đất, cho đất giúp người sử dụng lao động lập kế hoạch đầu tư đúng đắn thu được hiệu quả cao nhất.
– Là cơ hội cho người sử dụng đất vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh.