Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?

13/09/2022 | 17:01 15 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật su, gia đình tôi có một vườn trái cây khá lớn. Tuy nhiên mấy năm nay giá nông sản không được ổn định, liên tục mất giá làm tôi rất lo. Tôi có ý định chặt cây lấy đất để dành chia cho các con sau này cất nhà. Như vậy có được hay không? Đất vườn có được phép xây dựng nhà ở không? Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai xin được tư vấn cho bạn như sau:

Có được xây nhà trên đất vườn không?

Một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất là phải sử dụng đúng mục đích. Có nghĩa là nhà ở chỉ được xây dựng trên đất ở mà không được xây dựng trên bất kỳ loại đất nào khác. Nội dung nguyên tắc này được quy định rõ tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, cụ thể:

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”.

Như vậy, người dân không được xây dựng nhà ở trên đất vườn, loại đất mà theo quy định pháp luật đất đai không nêu rõ hay giải thích là gì nhưng trên thực tế đó là đất có mục đích làm vườn, trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm như cây ăn quả, cây cảnh,… (đất vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp).

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?

Điều 11 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

“Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.”

Xử phạt liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng như thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Như vậy trong trường hợp việc xây dựng nhà ở này thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng mà không có thì sẽ bị xử phạt theo quy định này.

Phải làm gì mới được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm?

Phải chuyển mục đích sử dụng đất

Nếu muốn xây nhà trên đất vườn thì việc đầu tiên và bắt buộc người dân phải thực hiện là chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở.

Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

“…

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.”

Theo đó, riêng đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở.

Hồ sơ, thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

(1) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

(2) Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1. Hộ gia đình, cá nhân hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Cách 2. Đối với nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 4: Giải quyết yêu cầu

Tại giai đoạn này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hiện các công việc theo quy định như thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, thực địa,…

Riêng đối với người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất của mình là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế nếu được chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 5: Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không theo quy định?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, tiền bồi thường thu hồi đất; khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng chuyển nhượng nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay ra sao?

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

 Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất để được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm thế nào?

Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất
– Sổ đỏ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,..)
– Văn bản thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản… (nếu có/đối với tổ chức)

Cơ quan nào giải quyết việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được xây nhà trên đát trồng cây lâu năm?

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh hồ sơ và thẩm định thực địa, mục đích sử dụng đất. Sau đó trình UBND cấp huyện (cấp tỉnh nếu là tổ chức) quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.