Xây nhà trên đất thừa kế chưa được chia có được không?

10/11/2023 | 16:24 633 lượt xem SEO Tài

Ba tôi là con trai cả trong gia đình có 4 người anh em trai. Ông bà tôi có một dải đất lớn gồm 4 lô cũng đã định di chúc là sẽ để lại cho mỗi anh em một phần và chia theo diện thừa kế. Nhưng hiện nay bố tôi muốn được xây nhà trước trên phần của mình, anh em cũng không có vấn đề gì về phần đất thì có thể thực hiện xây dựng được không? Và xây dựng nhà trên đất chưa chia thừa kế thì có rủi ro gì không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Xây nhà trên đất thừa kế chưa được chia có được không? ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào về thừa kế đất đai?

Thừa kế là hoạt động một người chuyển giao quyền sở hữu của mình cho một người khác khi họ mất đi. Việc thừa kế khác với những loại hình chuyển đổi quyền sử dụng đất từ người này sang người khác ở chỗ khi thừa kế quyền của bạn chỉ phát sinh khi người lập thừa kế mất đi và việc thừa kế sẽ được thực hiện theo thủ tục riêng của thừa kế chứ không thực hiện theo thủ tục chung như sang nhượng….

Thừa kế đất đai hoặc thừa kế quyền sử dụng đất là quá trình chuyển giao quyền sử dụng đất từ người đã qua đời sang người còn sống.

Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc cá nhân. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình hoặc tài sản riêng của cá nhân, do đó khi có người trong hộ gia đình hoặc cá nhân chết đi, quyền sử dụng đất của họ sẽ được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Việc thừa kế quyền sử dụng đất có nghĩa là chuyển quyền sử dụng đất của người đã qua đời sang người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật, phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và Luật đất đai. Hiện nay, thừa kế là một quan hệ xã hội và quyền sử dụng đất được xem như là một di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Do quyền sử dụng đất là một tài sản đăng ký quyền sở hữu, người thừa kế cần thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai để được hưởng quyền sử dụng đất.

 Hồ sơ thừa kế đất đai gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ để thừa kế đất đai hiện nay được quy định với một số loại giấy tờ cơ bản như giấy chứng minh quyền sử dụng đất hay còn được gọi là sổ đỏ của bên lập thừa kế, giấy chứng tử của người lập thừa kế đất đai, giấy tờ nhân thân của những người nhận thừa kế để việc thừa kế được diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra việc nhận thừa kế thường được diễn ra tại những văn phòng công chứng hoặc tại UBND xã.

Theo các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm Điều 656, 657, 658 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 57, Điều 58 của Luật Công chứng năm 2014 và Điều 36 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP, để thừa kế đất đai và các tài sản phải đăng ký sở hữu khác, người thừa kế cần có các giấy tờ cơ bản sau đây:

a) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, giấy đăng ký xe và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác (nếu có). Nếu không có các giấy tờ này, người thừa kế có thể sử dụng các giấy tờ thay thế được quy định bởi pháp luật đối với tài sản.

Ngoài ra, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cũng cần được thực hiện trong trường hợp có hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

b) Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.

c) CMND/căn cước công dân/hộ chiếu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

d) Giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

e) Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình.

f) Trường hợp thừa kế theo di chúc: Bản sao hoặc bản gốc di chúc.

g) Trường hợp có các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế, phải có các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc có nghĩa vụ tài sản, việc đã thanh toán hoặc chưa thanh toán các nghĩa vụ tài sản này, bao gồm chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng còn thiếu, chi phí cho việc bảo quản di sản, thuế và các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

Tuy nhiên, mỗi trường hợp thừa kế lại có thể yêu cầu thêm, bớt hoặc thay thế các giấy tờ khác nhau, phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Đối với thừa kế đất đai, ngoài các giấy tờ nêu trên, cần phải tuân thủ các quy định tại các điều 656, 657, 658 của Bộ luật Dân sự năm 2015, điều 57, điều 58 Luật Công chứng năm 2014 và điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, trong trường hợp có các khoản nợ liên quan đến tài sản của người đã mất, người thừa kế cần phải xác định rõ và đóng các khoản phải trả này trước khi tiến hành thủ tục thừa kế.

Xây nhà trên đất thừa kế chưa được chia có được không

Xây nhà trên đất thừa kế chưa được chia có được không?

Trường hợp của gia đình bạn là ông bà có ý định chia thừa kế cho các con nhưng hiện nay vẫn chưa chia. Bạn nên xác định rõ việc chia thừa kế này đã được xác lập bằng văn bản chưa hay các bên chỉ nói với nhau nhưng vẫn chưa lập di chúc. Nếu việc di chúc chưa được thành lập thì bạn vẫn có thể xây nhà trên mảnh đất này nếu ông bà đồng ý nhưng sẽ gặp nhiều bất lợi nếu sau này ông bà thay đổi ý kiến. Chính vì vậy trước hết bạn nên dẫn ông bà bạn đến công chứng và thực hiện thủ tục lập di chúc như sau:

Sau khi công chứng văn bản thừa kế và thực hiện thủ tục niêm yết, bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ bao gồm :

+ Bản chính văn bản từ chối nhận di sản thừa kế,

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

+ Giấy xác nhận đã thực hiện việc niêm yết tại UBND xã,

+ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của mẹ bạn

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ

+Trích đo bản đồ hiện trạng đất.

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có) như phí sang tên nhà đất ; chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xây nhà trên đất thừa kế chưa được chia có được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luất đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào di chúc chia đất hợp pháp?

Điều kiện để di chúc hợp pháp được quy định rõ tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Lưu ý:
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện như trên.
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Cách chia đất thừa kế theo di chúc như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.
Lưu ý: Dù di chúc hợp pháp nhưng nội dung của di chúc không thể hiện quyền hưởng di sản thừa kế hoặc có để lại di sản nhưng ít hơn 2/3 suất thừa kế nếu chia theo pháp luật thì phần được hưởng của mỗi người cần xác định lại.

Người thừa kế đất không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm những ai?

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.
Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.