Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn như thế nào?

14/09/2022 | 17:20 398 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay với mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, để nhằm gia tăng, thúc đẩy sản xuất, đã xuất hiện rất nhiều nhà xưởng sản xuất các sản phẩm đặc trung của từng địa phương. Vậy việc xây nhà xưởng tại nông thôn được quy định như thế nào?, ” xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn” có được phép không?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang định xây một nhà xưởng chuyên sản xuất bánh kẹo đặc sản của địa phương, tôi đang có một mảnh đất ở tại nông thôn thì tôi có dược xây nhà xưởng trên mảnh đất ở nông thôn đó không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là loại nhà được thiết kế với không gian có diện tích rộng. Và sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc thông thường. Đây là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Hay trong việc bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ hàng cho các ngành công nghiệp. Nhằm cung ứng đầy đủ cho quy trình sản xuất dây chuyền. Cũng như là bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.

Nhà xưởng ra đời thể hiện rõ rệt sự phát triển của ngành công nghiệp, nó có tầm quan trọng rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, hay đúng hơn là xương sống của doanh nghiệp. Đó là nơi doanh nghiệp đặt để các dây truyền máy móc sản xuất và hiện thực hóa các kế hoạch sản xuất. Tại đây cung là nơi dùng để lưu trữ hàng hóa sau khi thành phẩm để đưa vào thị trường tiêu thụ. Cũng là nơi người lao động làm việc để kiếm sống. Nhà xưởng là hạng mục thiết kế thi công đang được rất nhiều công ty xây dựng quan tâm. 

Nhà xưởng xuất hiện khi cuộc cách mạng công nghiệp của con người bắt đầu. Và từ đó đến nay, hệ thống xưởng sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng cho nhu cầu của con người không ngừng phát triển và mở rộng. Nhà xưởng xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên toàn thế giới, và nó cũng đóng góp không nhỏ vào việc thay đổi lớn trong thế giới loài người.

Khái niệm đất ở tại nông thôn

Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống như: đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại thuộc xã quản lý.

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Luật đất đai năm 2013 quy định về đất ở nông thôn, cụ thể như sau:

“Điều 143. Đất ở tại nông thôn

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp”.

Như vậy ta có thể xác định đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn
Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn

Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn

Căn cứ Khoản 1 Điều 170 Luật Đất Đai 2013 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất như sau:

“Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở.

Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành đất ở có mục đích là để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ cho đời sống, khi muốn xây nhà xưởng phục vụ cho kinh doanh thương mại là không được. Để tiến hành xây dựng nhà xưởng trên mảnh đất này, bạn cần tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất.

Xây dựng nhà xưởng trên đất ở có phải chuyển mục đích sử dụng đất không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

  • Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ hoạt động trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
  • Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
  • Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

Căn cứ vào điểm d, khoản 1, Điều 12 được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT thì trường hợp chuyển đổi mục đích từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở thì không cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng cần phải đăng ký biến động đất đai.

Như vậy để xây nhà xưởng trên đất ở thì phải tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất, tuy không phải xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải đăng ký biến động đất đai và ngoài ra căn cứ Khoản 2 Điều 153 Luật Đất Đai 2013 thì khi sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.

Xây dựng nhà xưởng có cần phải xin phép xây dựng không?

Nếu người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi từ đất nhà ở sang đất xây dựng nhà xưởng thì cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện xin giấy phép xây dựng. Trong đó cần đảm bảo đối với việc phù hợp với mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch của nhà nước đã được phê duyệt, phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt và đảm bảo đối với điều kiện an toàn về việc cấp phép xây dựng cho công trình đó.

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Có 3 loại giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa cải tạo công trình; Giấy phép di dời công trình.

Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng

     Căn cứ Điều 91 và 92 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng. 

Chỉ có thể xây dựng nhà xưởng trên đất ở khi đã đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 91 và 92 Luật xây dựng 2014. Và bên cạnh đó, công trình phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt; thiết kế xây dựng công trình phải được phê duyệt đảm bảo đủ điều kiện an toàn.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng

Căn cứ Khoản 2 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng bao gồm:

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng ngày 30/06/2016, để tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, trước hết cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

+, Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

+, Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+, Bản vẽ thiết kế xây dựng;

+, Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch thửa đất, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng trên đất ở như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp 01 hồ sơ tại cơ qun có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện..
Bước 4: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định
Lệ phí nộp hồ sơ là 150.000 đồng/1 hồ sơ.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sẽ trả giấy phép xây dựng (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc ra văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng (nếu hồ sơ không hợp lệ).

Hạn mức giao đất ở tại nông thôn là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau: “Căn cứ vào quỹ đất của từng địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.
Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
31. Bổ sung Điều 43d như sau:
“Điều 43d. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.”