Thưa luật sư, gia đình tôi có 3 anh em sau khi bố mẹ tôi mất thì anh trai cả của tôi định bán đi ngồi nhà với mảnh đất ở quê. Vì bố mẹ tôi không để lại di chúc nên theo quy định thì phần tài sản đó thì được chia đều cho 3 anh em chúng tôi. Thế nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thì đứng tên hộ gia đình. Tôi không đồng ý bán mảnh đất đó vì để thờ cúng bố mẹ cũng như khi về quê có nơi nghỉ ngơi, chị dâu tôi nói là hộ khẩu của tôi đã được chuyển khẩu sau khi tôi lấy chồng rồi nên tôi không có quyền tài sản đối với mảnh đất đó. Tôi muốn hỏi luật sư là Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Đất hộ gia đình là gì?
Hiện nay, pháp luật đất đai đã nêu rõ thế nào là đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình. Cụ thể tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:
- Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi,…).
- Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…
Có thể thấy, Luật Đất đai 2013 đã giải thích rõ thế nào là hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, Luật Đất đai 2013 nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình. Đồng nghĩa với việc không phải cứ có chung hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất.
Căn cứ xác định thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất
Khoản 1 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
“29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Với quy định trên thì “Hộ gia đình sử dụng đất” có thể hiểu là:
- Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Như vậy, căn cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định hộ gia đình sử dụng đất, những thành viên có quyền đối với quyền sử dụng đất đó.
Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất như thế nào?
Người sử dụng đất là hộ gia đình. Trong đó, hộ gia đình bao gồm các thành viên có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật về hôn nhân gia đình.
Pháp luật hôn nhân gia đình quy định một số giấy tờ thường dùng để chứng minh các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy tờ xác nhận là con nuôi/cha mẹ nuôi/người giám hộ…hợp pháp (quan hệ nuôi dưỡng).
Tại đây, có thể phát sinh trường hợp có người không còn giấy tờ về khai sinh (do đã làm từ rất lâu, hiện không còn lưu trữ tại cơ quan Nhà nước), hoặc có thành viên có tên trên sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm cấp Nhà nước giao đất nhưng sau đó thành viên này đi nước ngoài/thất lạc gia đình…hoặc không tiến hành đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987,…thì có được coi là các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất không.
=> Điều này lại chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn, định nghĩa cụ thể.
Ngoài ra, trường hợp các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ nuôi dưỡng hợp pháp cũng chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các tiêu chí để xác định, nên thực tế có rất nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng này (ví dụ như dì về ở với cháu để cháu chăm lo, nuôi dưỡng thì tại thời điểm Nhà nước giao đất, dì có được coi là một thành viên của hộ gia đình sử dụng đất không, có tiêu chí nào xác định điều đó…)
– Các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là những người đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
Đây cũng là một tiêu chí tương đối khó để xác định và chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết. Cụ thể, những người đang sống chung được xem xét dựa trên tiêu chí nào? Cùng sống trong một nhà nhưng có phải cùng có tên trên 01 sổ hộ khẩu hay ở 02 hộ khẩu cũng được? Hay cùng có tên trên sổ hộ khẩu mà ở hai nhà khác nhau (02 nhà được xây trên cùng một thửa đất)?
Thêm nữa, việc các thành viên có quyền sử dụng đất chung được hiểu như thế nào cho đúng? Ví dụ, đối tượng giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64-cp của Chính phủ tại Điều 6 như sau:
Điều 6. Đối tượng giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương, kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự.
Theo điều luật này, những thành viên đang không có mặt tại địa phương (đang làm nghĩa vụ quân sự) cũng là những người có quyền sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao và không phân biệt có cùng sổ hộ khẩu với các thành viên khác trong gia đình hay không.
Quy định pháp luật về Quyền sử dụng đất của các thành viên gia đình thuộc sở hữu chung theo phần
Điều 212 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình: “Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận… Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần…”.
Quy định vừa trích dẫn đã xác định QSDĐ của hộ gia đình thuộc hình thức sở hữu chung theo phần và việc xác định phần giá trị sử dụng của từng thành viên đối với đất chung sẽ dựa theo nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp, tạo lập tài sản của mỗi thành viên trong hộ gia đình đó. Nhưng thực tế, việc xác định công sức đóng góp của các thành viên trong hộ gia đình là rất khó khăn, nhất là với những trường hợp vợ chồng nhận QSDĐ khi được bố mẹ bên chồng hoặc bên vợ tặng cho chung hoặc được Nhà nước công nhận QSDĐ khi đã có con chung và con dưới 18 tuổi, còn sống phụ thuộc vào bố mẹ thì xác định sự đóng góp của người con đối với QSDĐ của hộ gia đình lại càng phức tạp hơn. Bởi pháp luật về đất đai hiện hành quy định, người con cũng là một thành viên của hộ gia đình, có QSDĐ của hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận QSDĐ. Nhưng theo quy định của BLDS hiện hành, trường hợp không xác định được công sức tạo lập, đóng góp hình thành khối tài sản chung thì coi như không có quyền gì đối với tài sản chung đó.
Vậy, liệu có mâu thuẫn với quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 không? BLDS năm 2015 xác định QSDĐ của hộ gia đình là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần chứ không phải sở hữu chung hợp nhất để tất cả các thành viên có phần bằng nhau và quyền quyết định ngang nhau đối với tài sản chung đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, đơn tranh chấp đất đai thừa kế Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Hộ gia đình sử dụng đất về bản chất là việc sử dụng đất hợp pháp của các thành viên trong hộ gia đình đó. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, việc định đoạt tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình được thực hiện như sau:
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
…
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
=> Như vậy, tài sản là quyền sử dụng đất được Nhà nước ghi nhận cho hộ gia đình sẽ là tài sản chung của các thành viên của hộ gia đình đó và việc mua bán/chuyển nhượng tài sản này phải được sự thỏa thuận, nhất trí của toàn bộ các thành viên của hộ gia đình là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận thì tùy thuộc vào phần quyền sử dụng đất của mình/phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình mà từng thành viên trong hộ gia đình được bán/chuyển nhượng cho người khác không phải là các thành viên trong hộ gia đình khi các thành viên của hộ gia đình không đồng ý mua phần tài sản của họ.
Để mua được phần tài sản là quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình thì cần phải có sự đồng ý của toàn bộ các thành viên của hộ gia đình (thành viên có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng theo pháp luật hôn nhân gia đình) và các thành viên này phải là các thành viên cùng sống chung, cùng được Nhà nước giao/cho thuê/công nhận quyền sử dụng đất.
Hiện nay, quy định này được nêu rõ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT như sau:
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.
Như vậy, tại bìa ngoài của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.