Ngày nay, vấn đề vi phạm pháp luật về quản lý đất đai khiến rất nhiều người bức xúc. Tội vi phạm quy định về quản lý đất đai đã được quy định trọng Bộ luật hình sự. Vậy tội này được quy định trong luật như thế nào? Vi phạm quy định về quản lý đất đai bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Hãy tìm hiểu cùng Tư vấn luật đất đai qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Vi phạm quản lý đất đai là gì?
Chủ thể thực hiện hành vi phạm quản lý đất đai là những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý đất đai.
Theo đó, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý đất đai, có thể thấy các hành vi vi phạm quản lý đất đai gồm:
- Giao đất trái thẩm quyền quy định;
- Thu hồi đất đai trái luật: Thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật Đất đai;…
- Cho thuê đất trái pháp luật: Cho thuê đất không đúng đối tượng, mục đích…
- Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật: Cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật…
Vi phạm quy định về quản lý đất đai bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai hiện nay được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
– Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000m2 đến dưới 30.000m2; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000m2 đến dưới 50.000m2; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000m2 đến dưới 40.000m2.
– Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp.
– Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
– Có tổ chức.
– Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000m2 đến dưới 70.000m2; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000m2 đến dưới 100.000m2; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000m2 đến dưới 80.000m2.
– Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:
– Đất trồng lúa có diện tích 70.000m2 trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000m2 trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000m2 trở lên.
– Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy, tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến 12 năm tù.
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vi phạm quy định về quản lý đất đai
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 30.000 m2; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 50.000 m2; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 40.000 m2
- Đát có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp.
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Mặt khách quan
Về hành vi
Có một trong các hành vi sau:
Có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là việc sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
- Lạm dung chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là việc người phạm tội thực hiện những công việc vượt quá quyền hạn, trách nhiệm của họ. (ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định thu hồi đất, trong khi việc thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện).
- Giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Được hiểu là hành vi thực hiện các nội dung này không đúng quy định của pháp luật vể đất đai. (ví dụ: Quyết định thu hồi đất nhưng không căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai về căn cứ thu hồi đất).
Dấu hiệu khác: Người có hành vi nêu trên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật (theo quy định của Luật công chức) về một trong các hành vi nêu ở trên mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách hình sự
- Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn
- Gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định về quản lý đất đai của Nhà nước.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai (như ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường).
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm quy định về quản lý đất đai bị xử phạt bao nhiêu năm tù?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định mới về thu hồi đất do bị vi phạm pháp luật đất đai năm 2022?
- Các quy định về quản lý và sử dụng đất quốc phòng an ninh
- Những cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Có 04 cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai bao gồm:
Thứ nhất: Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.
Thứ hai: Sở tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng quản lý và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường.
Thứ ba: Phòng tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và lĩnh vực môi trường.
Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ tư: Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai. Cán bộ địa chính cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp huyện bố trí.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn tại Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ.
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.