Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất

26/08/2022 | 15:02 514 lượt xem Hương Giang

Trước khi mua đất đồng sở hữu, các bên cần phải thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Việc thoả thuận này cần được lập thành văn bản thoả thuận đồng sở hữu đất để hạn chế xảy ra tranh chấp về sau. Vậy văn bản thoả thuận đồng sở hữu đất được quy định như thế nào? Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu được quy định tại đâu? Khi nào cần sử dụng văn bản thoả thuận đồng sở hữu đất? Mời bạn theo dõi bài viêt sau đây của Tư vấn luật đất đai để được làm rõ nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đồng sở hữu đất?

Trước tiên, cần lưu ý về một số tên gọi sau:

– “Đất đồng sở hữu”: Đây là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất (theo Hiến pháp và Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Theo đó, việc đồng sở hữu quyền sử dụng đất là việc hai hay nhiều người cùng làm chủ một thửa đất. Những người cùng làm chủ thửa đất ở đây có thể là:

– Vợ – Chồng;

– Bố mẹ cùng con cái;

– Anh em trong gia đình;

– Anh chị em họ hàng thân thiết;

– Người quen biết không chung huyết thống;

Trường hợp Sổ đỏ đồng sở hữu sẽ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau (theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT):

– Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất là gì?

     Tài sản đồng sở hữu hay còn gọi là tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản mà quyền sở hữu thuộc về nhiều người chứ không phải thuộc về riêng một cá nhân nào.

     Khi những người đồng sở hữu muốn phân chia tài sản để tách riêng quyền sở hữu của từng người thì phải lập một văn bản ghi nhận về việc đó, đó chính là văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu.

     Từ đó có thể hiểu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu là văn bản được dùng để ghi lại sự thỏa thuận của những người có quyền trong việc phân chia một khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của tất cả những người đó.

Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất
Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất

Quy định về đứng tên, cấp sổ đỏ, sổ hồng cho đất đồng sở hữu

Theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nội dung cụ thể như sau:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên thì chúng ta có thể thấy một số vấn đề sau:

– Quy định về ghi tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Giấy chứng nhận sẽ cần phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

– Cách thể hiện tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định rất rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với nội dung cụ thể như sau:

+ Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

+ Thửa đất khi có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ thể là người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực) thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người đại diện đó.

Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

+ Trường hợp khi có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”.

– Số lượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp: Sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thông tin trên các Giấy chứng nhận giống nhau), trừ trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và trao cho chủ thể là người đại diện.

Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu được quy định tại đâu?

     Hiện nay, các chế định về quyền sở hữu chung đối với tài sản, về việc phân chia tài sản là tài sản chung của các đồng sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, về mẫu văn bản thỏa thuận hiện chưa được quy định trong bất cứ văn bản quy định nào của pháp luật. Các biểu mẫu văn bản thường do các văn phòng công chứng soạn thảo đối với trường hợp văn bản thỏa thuận phân chia tài sản phải được công chứng/ chứng thực hoặc do các tổ chức hành nghề luật sư soạn thảo.

Tải mẫu Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất

     Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản dưới đây và chỉnh sửa cho phù hợp với trường hợp cụ thể của mình:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Mẫu Văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất để làm gì?

Chúng ta biết rằng, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên, không những thế thì nó còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của những chủ thể là những người liên quan và trật tự xã hội mà pháp luật bảo vệ. Chính bởi vì thế mà việc xin xác nhận đồng sở hữu đất rất quan trọng trong quá trình các chủ thể giải quyết tranh chấp, cũng như làm căn cứ và điều kiện để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mẫu đơn xin xác nhận đồng sở hữu đất ghi rõ thông tin của các đồng sở hữu và thông tin mảnh đất cũng như các thoả thuận cụ thể được đưa ra giữa các bên.

Điều kiện áp dụng văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất?

Điều kiện áp dụng văn bản thỏa thuận đồng sở hữu đất cần phải có sự thoả thuận của tất cả những người sở hữu quyền sử dụng đất. Theo đó, các bên đều phải đồng ý với nội dung điều khoản trong văn bản thì văn bản đó mới có hiệu lực.

Khi nào cần sử dụng văn bản thoả thuận đồng sở hữu đất?

– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất mà có thỏa thuận về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người đại diện thì sẽ sử dụng văn bản thỏa thuận đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT mà có thỏa thuận về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người đại diện thì sẽ sử dụng văn bản thỏa thuận đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà có thỏa thuận về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người đại diện là vợ hoặc chồng thì sẽ sử dụng văn bản thỏa thuận đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất