Ủy quyền đất có lấy lại được không?

23/09/2022 | 16:28 130 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, tôi có mảnh đất nhưng sắp tới tôi lại có chuyến công tác sang nước ngoài nên tôi đã quyết định thực hiện hợp đồng ủy quyền mảnh đất cho người bạn của tôi. Nhưng kế hoạch ở lại nước ngoài của tôi không lâu và tôi về Việt Nam nhanh hơn dự kiến trong hợp đồng. Tôi muốn lấy lại phần đất đó có được không khi chưa hết thời hạn hợp đồng ủy quyền? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về ủy quyền cũng như làm sáng tỏ vấn đề Ủy quyền đất có lấy lại được không. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Công chứng năm 2014

Ủy quyền là gì?

Hiện nay không có quy định nào giải thích cụ thể về khái niệm của ủy quyền. Tuy nhiên, tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Và Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Từ những quy định trên có thể hiểu: Ủy quyền là việc một cá nhân hay pháp nhân thỏa thuận thay mặt, đại diện cho một cá nhân, pháp nhân khác thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi và thời hạn nhất định.”

Hình thức ủy quyền

Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;

– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Ủy quyền đất có lấy lại được không

Căn cứ theo quy định tại điểm Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau:

Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân

Việc chấm dứt xảy ra đối với các trường hợp sau:

– Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết;

– Người đại diện không còn đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân

Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp: khi hết thời hạn uỷ quyền hoặc cộng việc được uỷ quyền đã hoàn thành; khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ viêc uỵ quyền; khi pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hị hạn chế nâng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Như vậy, việc ủy quyền đất lấy lại được khi việc ủy quyền chấm dứt theo các trường hợp quy định trên. Trường hợp của bạn là vẫn chưa hết thời hạn ủy quyền trên hợp đồng nên bạn không thể lấy lại đất theo quy định pháp luật được.

Ủy quyền đất có lấy lại được không
Ủy quyền đất có lấy lại được không

Uỷ quyền đất cho người khác, có được bán đất không?

Định nghĩa hợp đồng uỷ quyền được nêu tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Do đó, cũng như các loại giao dịch khác, hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên. Do đó, nếu đã uỷ quyền cho người khác bán nhà hộ mình mà giờ muốn đổi ý thì thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Nếu các bên không có thoả thuận thì thực hiện theo Điều 569 Bộ luật Dân sự như sau:

– Uỷ quyền có thù lao: Được đơn phương chấm dứt việc uỷ quyền cho người khác bán đất bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với phần công việc mà người này đã thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có).

– Uỷ quyền không có thù lao: Chấm dứt việc uỷ quyền cho người khác bán đất bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Căn cứ các quy định trên, các bên hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền và tự mình thực hiện việc bán đất.

Uỷ quyền đất bán như thế nào?

Như phân tích ở trên, khi đã uỷ quyền cho người khác, muốn tự mình bán đất thì có thể thực hiện theo 02 cách sau đây:

Trường hợp 01: Các bên có thoả thuận về việc bên uỷ quyền được tự mình bán đất trong khi đang uỷ quyền cho người khác. Trong trường hợp này, các bên thực hiện theo thoả thuận đó.  

Trường hợp 02: Các bên không có thoả thuận

Khi không có thoả thuận mà bên uỷ quyền muốn tự mình bán đất cho người khác thì căn cứ vào loại hợp đồng uỷ quyền có thù lao hay không để xem có phải bồi thường, trả thù lao cho bên được uỷ quyền hay không.

Trong trường hợp này, có thể sẽ có các tình huống sau đây:

– Bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền: Phải trả thù lao, bồi thường (nếu hợp đồng uỷ quyền có thù lao); phải báo trước một thời gian (nếu hợp đồng uỷ quyền không có thù lao).

– Hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng uỷ quyền:

+ Hợp đồng uỷ quyền có thời hạn và hết thời hạn uỷ quyền: Việc uỷ quyền sẽ tự chấm dứt. Do đó, sau thời hạn của hợp đồng uỷ quyền hoặc sau 01 năm nếu hợp đồng uỷ quyền không có thời hạn, người uỷ quyền có thể tự mình bán đất.

+ Hợp đồng uỷ quyền có thời hạn và chưa hết thời hạn uỷ quyền: Bên uỷ quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo phân tích ở trên hoặc thoả thuận với bên uỷ quyền để thực hiện việc chấm dứt việc thực hiện uỷ quyền.

Lưu ý: Nếu hợp đồng uỷ quyền được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng thì khi chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền, các bên phải thực hiện công chứng theo quy định của Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 theo thủ tục sau đây:

– Cơ quan xác nhận: Văn phòng/Phòng công chứng đã công chứng hợp đồng uỷ quyền trước đó và do Công chứng viên của nơi đó thực hiện.

– Người thực hiện: Tất cả những người đã ký vào hợp đồng uỷ quyền phải ký vào hợp đồng huỷ bỏ, chấm dứt trừ trường hợp có hợp đồng uỷ quyền cho người khác thực hiện thay.

– Hồ sơ cần chuẩn bị: Phiếu yếu cầu công chứng; dự thảo Văn bản huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền (nếu có); giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu…); giấy tờ về nhà đất – đối tượng của hợp đồng uỷ quyền (Sổ đỏ)…

– Thời hạn thực hiện: 02 ngày làm việc, nếu cần xác minh thì thời gian này là không quá 10 ngày làm việc.

– Chi phí phải trả: Để huỷ bỏ thì phí công chứng là 25.000 đồng/trường hợp và thù lao công chứng (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Ủy quyền đất có lấy lại được không” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, giá đền bù tài sản trên đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất,chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải cùng có mặt để lập?


Căn cứ tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
“Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”
Theo quy định trên trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Do đó hợp đồng ủy quyền không yêu cầu cả hai bên đều phải có mặt tại cùng một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc lập và công chứng.

Khi được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người khác không?

Căn cứ tại Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ủy quyền lại như sau:
“Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.”
Theo đó để ủy quyền lại cho người khác trong các trường hợp:
– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Ngoài ra việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.