Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước năm 1993 xử lý thế nào?

22/11/2022 | 13:54 260 lượt xem Thanh Loan

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì bị xử phạt hành chính. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất này sang đất khác mà không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một hình thức xử lý hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là phạt tiền và yêu cầu khắc phục hậu quả. Có nhiều mức phạt khác nhau đối với các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể. Vậy tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước năm 1993 xử lý thế nào? Cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu chi tiết nhé!

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

Chuyển mục đích sử dụng đất là thủ tục làm thay đổi mục đích, công năng sử dụng của đất từ loại này sang loại khác. Kết quả của thủ tục này là chủ sử dụng đất được sử dụng đất theo đúng mục đích mà mình mong muốn.

Hiện nay luật đất đai quy định có hai hình thức chuyển mục đích sử dụng đất là: chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai.

Đối với các trường hợp sử dụng đất khác với mục đích sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đều là hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Tại Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Khi nào được phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp hộ gia đình muốn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất ở phải có quyết định cho phép của UBND cấp huyện nơi có thửa đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Mặt khác, UBND cấp huyện không được tự ý ban hành quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng.

Tóm lại, chị phải làm đơn xin chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở và chỉ khi có quyết định cho phép của UBND cấp huyện nơi có thửa đất mới được chuyển sang đất ở.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước năm 1993 xử lý thế nào?
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước năm 1993 xử lý thế nào?

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước năm 1993 xử lý thế nào?

Thứ nhất, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh có phải chuyển mục đích sử dụng đất không

Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”

Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, bạn muốn chuyển từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh (đất phi nông nghiệp) thì bạn cần làm đơn xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nơi có đất.

Thứ hai, xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước năm 1993 xử lý thế nào?” Tư vấn luật đất đai tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn mức bồi thường thu hồi đất quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai thông qua số hotline 0833.101.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng. Như vậy, đối với các hành vi vi phạm mà bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền có mức xử phạt dưới 5.000.000 đồng thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Có phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất?

Theo như thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở. Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo đó:
2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Căn cứ quy định nêu trên, áp dụng vào trường hợp của bạn thì khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất gia đình bạn sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
– Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ thương mại, dịch vụ sang đất xây dựng cơ sở giáo dục?

Theo như câu hỏi thì Doanh nghiệp của bạn đã được UBND tỉnh cho thuê đất với mục đích sử dụng: Xây dựng trụ sở làm việc, sản xuất kinh doanh thương mại thuộc mục đích: Thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp tự ý xây dựng trường mầm non thuộc mục đích: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.
Theo quy định tại điều 10 Luật Đất đai 2013; Khoản 6 điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bộ tài nguyên và môi trường Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì doanh nghiệp sử dụng sai mục đích được thuê, vi phạm Khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013.
Theo quy định tại điều 9 Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ điểm đ, Khoản 4, Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, đề nghị doanh nghiệp tiến hành đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và thực hiện ký kết lại hợp đồng thuê đất theo đúng quy định của Luật Đất đai hiện hành.