Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương hiện nay

17/03/2023 | 08:45 133 lượt xem Trang Quỳnh

Thị trường bất động sản ở nước ta ngày càng phong phú, đa dạng với hàng nghìn dự án, những quyết định quy hoạch sử dụng đất mỗi năm. Hoạt động quản lý đất đai là quá trình quản lý việc sử dụng đất và kế hoạch phát triển đất tại nông thôn và đô thị, các hoạt động sử dụng đất với những mục đích khác nhau. Theo đó mà cơ quan quản lý hành chính nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai, để việc quản lý đất đai được hiệu quả thì không thể không nói đến vai trò của các cơ quan chuyên ngành. Vậy hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương hiện nay ra sao? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về hoạt động quản lý đất đai như thế nào?

Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Theo đó, nếu việc quản lý đất đai không tốt sẽ dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích, khai thác quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Đây là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của nhà nước về lĩnh vực đất đai. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả, tiết kiệm.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương

Căn cứ theo quy định tại Điều 24, 25 Luật đất đai năm 2013, hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta được quy định như sau:

Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương hiện nay
Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương hiện nay

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Điều 25. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.”

Căn cứ quy định tại Điều 4, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về cơ quan quản lý đất đai ở địa phương như sau: 

“Điều 4. Cơ quan quản lý đất đai 

1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm: 

a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; 

b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. 

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn”.

Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 

“2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”

Căn cứ theo quy định trên, ta thấy có 04 cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai bao gồm:

Thứ nhất: Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất. 

Thứ hai: Sở tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng quản lý và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường. 

Thứ ba: Phòng tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và lĩnh vực môi trường.

Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.

Thứ tư: Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai. Cán bộ địa chính cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp huyện bố trí.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn tại Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương hiện nay

Hiện nay tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.

Một số cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong quản lý đất công, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa kịp thời; thiếu quan tâm theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đùn đẩy trách nhiệm, chưa kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm… dẫn đến gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. Các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy định quản lý kiến trúc đến nay chưa phủ kín địa bàn làm hạn chế quyền xây dựng nhà ở hợp pháp của người dân. Cấp ủy đảng, chính quyền một số đơn vị phường, xã thiếu sự quan tâm chỉ đạo, có lúc còn buông lỏng trong công tác quản lý đất đai. Mặt khác, nhận thức pháp luật về đất đai trong Nhân dân còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng vi phạm như lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Chính quyền các cấp không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về đất đai, nhất là các khu dân cư tự phát, các trường hợp phân lô, bán nền trái pháp luật, điều mà lẽ ra, cần phải được quản lý chặt chẽ.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triên khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống nhất trên cả nước; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương hiện nay“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Tính chất đặc biệt của tài nguyên đất như thế nào?

Đất đai là tài sản quý giá và là món hàng hóa vô cùng đặc biệt. Đa số các vụ khiếu nại, kiện tụng khó giải quyết; số cán bộ làm sai, bị kỷ luật nhiều cũng liên quan đến vấn đề đất đai. Các tiêu cực, tham nhũng cũng xảy ra với cán bộ lẫn người dân cũng có liên quan nhiều tới đất đai.
Đất không thể tự sản sinh thêm vì nó là nguồn tài nguyên từ tự nhiên. Con người cần có những giải pháp khai thác và sử dụng phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới “sức khỏe” của đất đai”

Việc định giá đất trong hoạt động quản lý đất đai như thế nào?

Chính phủ và Bộ Tài nguyên môi trước đã đưa ra nhiều quy định, chính sách, nguyên tắc để đánh giá và định giá đất. Từ đó có phương án đền bù phù hợp. Riêng với trường hợp khó định giá đất sẽ tiến hành chia đôi giữa hai thời điểm trước và sau dự án.
Hiện nay, hầu hết các địa phương đang gặp phải những khó khăn trong việc xác định giá đất ở các khu vực giáp ranh giữa thành thị và thông thôn, giữa nội thành và ngoại thành.

Những khó khăn trong việc quản lý đất đai hiện nay như thế nào?

Những khó khăn này thể hiện ở sự hạn chế của đội ngũ quản lý:
Tính cục bộ trong quản lý đất đai
Hoạt động quản lý đất đai thiếu thông thoáng
Thiếu cương quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai.