Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai thế nào?

01/04/2023 | 15:17 837 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay tôi mới thi đậu vào văn phòng đăng ký đất đai. Hôm trước sếp tôi có bảo tôi làm một bảng báo cáo, trong đó nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm thự tiễn trong việc quản lý đất đai. Vậy Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành công tác quản lý đất đai hiện nay? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Những thành tích đặc biệt trong công tác quản lý đất đai hiện nay ra sao?

Trong hơn 05 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đã bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí.

Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi. Các địa phương cơ bản đã lập được hệ thống hồ sơ địa chính dạng số đồng bộ giữa bản đồ địa chính với thông tin đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; một số địa phương đã vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu. Quy định về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã hình thành khung pháp lý để thị trường bất động sản vận hành, đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh. Các giao dịch chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên sau 05 năm thi hành Luật Đất đai.

Chính sách tài chính về đất đai được hoàn thiện đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách, những quy định đổi mới về giá đất đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai bằng biện pháp kinh tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được coi trọng, đã giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Thủ tục hành chính về đất đai đã được tinh gọn, tối ưu thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Khó khăn trong công tác quản lý đất đai

Thực tiễn thi hành Luật Đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập sau đây:

(1) Nguồn lực về đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, thiếu hiệu quả; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách từ đất đai ngày càng nhiều và có mức độ nghiêm trọng;

(2) Quy định pháp luật hiện hành khiến nhà đầu tư khó khăn trong tiếp cận đất đai. Đây là rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

(3) Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp;

(4) Các vi phạm về chính sách, pháp luật về đất đai khá phổ biến, như: tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

(5) Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng theo các năm.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai như thế nào?

Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:

  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
  • Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
  • Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
  • Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
  • Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thống kê, kiểm kê đất đai.

Nguyên ngân của những tồn tại bất cập về quản lý đất đai hiện nay?

(i) hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn tới không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện; một số nội dung quy định của Luật Đất đai biểu hiện chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; có một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh;

(ii) việc tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế, mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong khi công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chưa thực sự có hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo cụ thể, sát sao và thường xuyên. Vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa được thực hiện tốt;

(iii) Bộ máy tổ chức làm công tác quản lý nhà nước nhiều nơi chưa tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế. Văn phòng đăng ký đất đai một cấp chậm kiện toàn, Tổ chức phát triển quỹ đất mặc dù đã được thành lập nhưng lại chưa được quan tâm bố trí nguồn lực đầy đủ để thực hiện chức năng tạo quỹ đất; năng lực cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu và (iv) điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu, lực lượng cán bộ, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai thế nào?

Kể từ ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, việc quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, song song với đó vẫn còn những vướng mắc trong quá trình quản lý.

 Thuận lợi trong công tác quản lý đất đai

Tính tới thời điểm hiện nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Việc quản lý Nhà nước về đất đai đã bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số địa phương đã chú trọng hơn đến quyền lợi người có đất bị thu hồi.

Hệ thống hồ sơ địa chính dạng số đồng bộ giữa bản đồ địa chính với thông tin đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã được lập cơ bản ở các địa phương. Một số địa phương đã đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu địa chính, nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ nhiều lĩnh vực.

Quy định pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh.

Quy định “mở” của pháp luật tạo điều kiện cho ngày càng nhiều giao dịch chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất được thực hiện.

Chính sách tài chính về đất đai góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

Quy định về giá đất cũng đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai.

Thủ tục hành chính về đất đai đã được tinh gọn, tối ưu thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Khó khăn trong công tác quản lý đất đai

Thực tiễn thi hành Luật Đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập sau đây:

(1) Nguồn lực về đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, thiếu hiệu quả; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách từ đất đai ngày càng nhiều và có mức độ nghiêm trọng;

(2) Quy định pháp luật hiện hành khiến nhà đầu tư khó khăn trong tiếp cận đất đai. Đây là rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

(3) Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp;

(4) Các vi phạm về chính sách, pháp luật về đất đai khá phổ biến, như: tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

(5) Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng theo các năm.

Nguyên ngân của những tồn tại, bất cập nêu trên là do:

  • Hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn tới không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện; một số nội dung quy định của Luật Đất đai biểu hiện chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; một số nội dung phát sinh mới nhưng pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh;
  • Việc tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế, mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong khi công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chưa thực sự có hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo cụ thể, sát sao và thường xuyên. Vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa được thực hiện tốt;
  • Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước nhiều địa phương chưa tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai một cấp chậm kiện toàn, Tổ chức phát triển quỹ đất mặc dù đã được thành lập nhưng lại chưa được quan tâm bố trí nguồn lực đầy đủ để thực hiện chức năng tạo quỹ đất;
  • Lực lượng, năng lực cán bộ, viên chức về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai thế nào?

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về quy hoạch đất hiện nay như thế nao?

Công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất một số ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư chất lượng thấp, chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên khi có các công trình dự án đầu tư còn bị động.

Về tài chính đất đai hiện nay được quy định ra sao?

Việc xác định giá đất cụ thể còn có vướng mắc trong quy định của pháp luật cũng như triển khai trong thực tế, như theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất thì những thửa đất có giá trị theo bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dưới 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh, thành phố còn lại thì thuộc trách nhiệm của ngành tài chính; đối với trường hợp thửa đất có giá trị bằng hoặc cao hơn các mức trên thì thuộc trách nhiệm của ngành tài nguyên và môi trường. 

Về tổ chức, bộ máy ngành quản lý đất đai như thế nào?

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai rất nặng nề, phức tạp. Bộ máy tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều địa phương chưa tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế. Tổ chức bộ máy ở cấp xã chỉ duy trì một công chức địa chính địa chính; ở cấp huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ có khoảng 3 – 5 cán bộ trong khi đó xử lý cả các nhiệm vụ liên quan đến môi trường, xây dựng, quản lý đô thị, dẫn đến quá tải trong thực thi công vụ, chưa thực hiện tốt được vai trò phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai.