Giá đất tái định cư được tính như thế nào?

24/05/2022 | 14:35 40 lượt xem Thanh Loan

Thưa luật sư, tôi có 50m2 diện tích đất ở sử dụng ổn định lâu dài đã nộp tiền sử dụng đất. Năm 2015,toàn bộ diện tích đất ở của gia đình tôi bị thu hồi để thực hiện dự án của nhà nước. Trong phương án bồi thường hỗ trợ,gia đình tôi được cấp một lô đất ở tái định cư là 50 m2. Nhưng trong phương án lại có quyết định thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở tái định cư này.
Vậy xin hỏi luật sư. Như vậy có đúng pháp luật không khi số tiền gia đình tôi được bồi thường chỉ là 320 triệu mà số tiền khi nhận đất ở mới lại phải đóng chênh lên rất nhiều như thế. Rất mong được các luật sư giúp đỡ. Việc nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại những tác động vô cùng to lớn trong quá trình bồi thường và hỗ trợ tái định cư của người dân. Việc nắm bắt được quy định về đất tái định cư sẽ giúp cho người dân biết được phần bồ

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất tái định cư là gì?

Đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị thu hồi đất cũng được cấp đất tái định cư mà chỉ những đối tượng thỏa mãn các điều kiện tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP mới được nhận hỗ trợ này.

Điều kiện để xét tái định cư

Để được xét tái định cư, các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi cần phải thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật đất đai 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
  • Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Giá đất tái định cư được tính như thế nào?

Diện tích đất tái định cư được xác định như thế nào?

Từ định nghĩa đất tái định cư là gì, nhiều người không khỏi thắc mắc cơ quan chức năng dựa trên tiêu chí nào để xác định diện tích đất bồi thường, nếu có sự chênh lệch về giá trị giữa đất bị thu hồi và đất tái định cư được bồi thường thì phải làm sao? Giải đáp thắc mắc này, Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định rõ: Nếu địa phương đó có quỹ đất để hỗ trợ tái định cư thì khi thu hồi đất, người dân sẽ được bồi thường bằng đất ở. Diện tích đất ở bồi thường không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương. 

Trường hợp địa phương không có quỹ đất thì người dân sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi (do UBND cấp tỉnh quyết định) tại thời điểm quyết định thu hồi đất.  

Giá đất tái định cư được tính như thế nào?

Cách tính giá đất tái định cư được quy định như sau:

Căn cứ vào Nghị định 47/2014/NĐ-CP, mức hỗ trợ tái định cư khi người dân di chuyển chỗ ở được xác định như sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giá đất tái định cư được tính như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Có được mua bán, chuyển nhượng đất tái định cư hay không?

Trường hợp đất tái định cư đã được cấp sổ đỏ
Chủ sở hữu có đầy đủ thẩm quyền như với đất ở thông thường.
Trường hợp đất tái định cư chưa được cấp sổ đỏ
Việc mua bán lúc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013, một trong những điều kiện bắt buộc để được chuyển quyền sử dụng đất đó là phải có sổ đỏ. Bên mua và bên bán sẽ phải giao dịch theo cách khá lòng vòng, thường là thực hiện cam kết thông qua hợp đồng ủy quyền. 
Cụ thể, bên bán ủy quyền cho bên mua được phép thay mặt mình quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến thửa đất tái định cư. Hợp đồng này tuy vẫn được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật, nhưng không loại trừ trường hợp bên bán thấy giá đất tăng hoặc gặp người mua trả giá cao hơn liền “lật kèo”, yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu. Khi đó, người mua dù đã thanh toán tiền nhưng không mua được đất, thậm chí để lấy lại số tiền đã trả cho người bán cũng cần qua nhiều thủ tục, mất thời gian. 

Hộ gia đình được cấp đất tái định cư, sổ đỏ ghi tên ai?

Căn cứ Khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, sổ đỏ sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, trường hợp hộ gia đình được cấp đất tái định cư thì sổ đỏ sẽ đứng tên người có quyền sử dụng đất theo quyết định giao đất tái định cư của cơ quan có thẩm quyền. 
Khi đất tái định cư đã được cấp sổ đỏ thì về mặt pháp lý, người dân có đầy đủ quyền sở hữu, định đoạt đối với thửa đất đó, bao gồm cả việc tách sổ đỏ nếu đảm bảo được các điều kiện về việc tách thửa theo Luật Đất đai 2013. Cụ thể: 
– Người làm đơn yêu cầu tách sổ đỏ phải là chủ sở hữu của thửa đất tái định cư đó.
– Thỏa mãn điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của địa phương nơi có đất.
– Các điều kiện khác nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương.