Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng như thế nào?

19/06/2023 | 14:54 24 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc xin giấy phép xây dựng như thế nào? Vợ chồng tôi mấy năm nay làm ăn cũng khấm khá, cộng thêm năm nay cũng hợp tuổi nên chúng tôi quyết định xây nhà. Chúng tôi muốn xây nhà khoảng 3 tầng mà chưa biết nên xin giấy phép xây dựng như thế nào? Tôi muốn hỏi hiện nay thủ tục xin giấy phép xây dựng như thế nào? Xin giấy phép xây dựng bao lâu thì được cấp giấy? Phí cấp giấy phép xây dựng hiện nay là bao nhiêu tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của tư vấn luật đất đai. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ hiện nay ra sao?

Trên cơ sở quy định tại Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 thì điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị như sau:

Thứ nhất, khi cá nhân, tổ chức yêu cầu xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thì trước hết cần phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, các công trình độc hại, phải đảm bảo an toàn cho các công trình và các công trình lân cận, các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường, bảo đảm các khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, phải đảm bảo an toàn về hạ tầng kĩ thuật, hành lang bảo vệ đê điều, giao thông, năng lượng, các công trình thủy lợi và các công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Thứ hai, song song với việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện vừa nêu thì khi thực hiện việc thiết kế xây dựng các cá nhân, tổ chức cũng cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật trong việc lựa chọn, mua bán và sử dụng vật liệu xây dựng, đặc biệt trú trọng đến vấn đề phải đảm bảo an toàn trong việc sử dụng, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, không những thế mà cần phải phải đáp ứng các yêu cầu về công nghệ áp dụng, bảo vệ môi trường, mỹ quan, công năng sử dụng, thực hiện việc xây dựng nhưng vãn phải đảm bảo được việc phòng chống cháy nổ của công trình trong việc đua ngôi nhà vào sử dụng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phải đảm bảo an toàn chịu lực và các điều kiện an toàn khác.

Thứ ba, vấn đề thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

Thứ tư, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch sử dụng đất và phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Thứ năm, người yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải đúng theo pháp luật.

Quy trình xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng thế nào?

Quy trình xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng hiện nay luôn được quan tâm. Việc xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng hiện nay được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu với các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.

Bước 3: Cấp giấy phép

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Thời gian cấp giấy phép xây dựng: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.

Bước 4: Nhận kết quả và nộp lệ phí

Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng hiện nay là bao nhiêu?

Thủ tục xin giấy phép xây dựng hiện nay là một trong các thủ tục cần thiết đối với các chủ thể có nhu cầu xây dựng. Hiện nay lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng hiện nay khác nhau đối với mỗi loại công trình. Cụ thể như sau:

  • Đối với nhà ở riêng lẻ: 50.000vnđ/giấy phép.
  • Đối với các công trình khác: 100.000vnđ/giấy phép.
  • Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng là 10.000vnđ/giấy phép

Mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng ở một số tỉnh thành:

  • Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ: Hà Nội (75.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (50.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (50.000vnđ/giấy phép).
  • Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với các công trình khác: Hà Nội (150.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (100.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (100.000vnđ/giấy phép).
  • Lệ phí gia hạn giấy phép xây dưng: Hà Nội (15.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (10.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (10.000vnđ/giấy phép ).

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng gồm những giấy tờ cần thiết như giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, giấy ủy quyền… Cụ thể hồ sơ sẽ gồm những giấy tờ cụ thể như sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Điều 1 Thông tư số 10/2012/TT-BXD).

Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

  • Giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo;
  • Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị;
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (Thông tư số 10/2012/TT-BXD).

Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.

Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng thế nào?

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng thế nào?

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thủ tục xin giấy phép xây dựng là các việc làm cần thiết và nộp hồ sơ để xin giấy phép xây dựng sẽ được thực hiện như sau:

– Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

– Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu với các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

– Thời gian cấp giấy phép xây dựng: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà đẹp ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.

– Nhận kết quả và nộp lệ phí: Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hiện nay là ở đâu?

Mặc dù Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền có thẩm quyền cấp giấy phép tùy từng loại công trình nhưng khi nộp hồ sơ thì hầu hết không nộp trực tiếp tại những cơ quan này, cụ thể:

– Khi xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thì người nộp hồ sơ nộp tại Trung tâm hành chính công hoặc Bộ phận một cửa cấp huyện.

– Đối với công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ phận một cửa liên thông để chuyển hồ sơ cơ quan có thẩm quyền.

Tóm lại, khi xin giấy phép xây dựng thì trong đơn phải ghi theo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trong bảng trên (nhà ở riêng lẻ thì ghi là Ủy ban nhân dân + tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) và hồ sơ được nộp tại bộ phận một cửa (có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền nhưng chủ yếu nộp tại bộ phận một cửa)

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn xin tách sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì?

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở khoảng bao lâu?

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).

Công trình được miễn giấy phép xây dựng là những công trình nào?

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;