Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?

11/07/2022 | 00:16 32 lượt xem Trà Ly

Khi cảm thấy quyền lợi đất đai của mình bị xâm phạm, người dân có quyền tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Việc tố cáo hành vi lẫn chiếm đất đai xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ các thủ tục tố cáo hành vi lẫn chiếm đất đai. Vậy, thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Hành vi lấn chiếm đất đai là gì?

Hành vi lấn, chiếm đất được định nghĩa tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Quyền tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai

Căn cứ Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai:

  • Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  • Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  • Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
  • Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  • Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  • Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:

Quyền chung của người sử dụng đất:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?
Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?

Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai

Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Đây là mẫu giấy tờ pháp lý được sử dụng để nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện thửa đất đang bị lấn chiếm trái phép nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm các quyền lợi, tài sản. Đơn tố cáo lấn chiếm đất gồm các nội dung sau: Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm; Tên đơn; Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo; Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung ( họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp); Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại; Nội dung trong đơn tố cáo:

  • Trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì,…
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng,…

Lời cam đoan của người làm đơn; Chữ ký xác thực của người làm đơn.

Thụ lý và giải quyết

Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018 quy định; theo đó Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu xảy ra trường hợp tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Việc giải quyết tố cáo theo quy định không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng cũng không quá 30 ngày và trường hợp đặc biệt phức tạp có thể gia hạn hai lần ( mỗi lần không quá 30 ngày).

Người có thẩm quyền ra quyết định bằng qua văn bản về việc gia hạn giải quyết tố cáo và có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại Điều 38, 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Trường hợp Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng rừng được lập biên bản – vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác; ngoài ra công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.

Thủ tục tố cáo tiếp trong trường hợp không chấp thuận kết quả giải quyết tố cáo

Trường hợp tố cáo tiếp khi có trường hợp không chấp thuận kết quả giải quyết cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết.

Việc xử lý được thực hiện như sau:

a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo.

Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi lấn chiếm đất đai mà xử phạt hành chính hoặc áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể theo quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau: Hình thức xử phạt chính bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

  • Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
  • Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai.

Mức phạt tiền đối với hành vi: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì tùy từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi lấn chiếm đất phải chịu phạt từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Căn cứ theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo:

Thẩm quyền giải quyết tố cáo bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (được quy định tại Điều 38) và thanh tra chuyên ngành.(được quy định tại điều 39)

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo về đất đai là gì?

Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lí và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc của những người khác, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất

Các trường hợp lấn chiếm đất đai?

Có rất nhiều phương pháp để phân kiểu các tình huống lấn chiếm đất trong số đó phân theo kiểu đất bị lấn chiếm sẽ có các tình huống như sau:
– Hành vi lấn, chiếm đất công
– Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh
– Hành vi lấn chiếm đất của người khác
– Lấn chiếm đất lưu không (hành lang giao thông)
– Lấn chiếm đất rừng, rừng phòng hộ

Người tố cáo lấn chiếm đất đai có quyền gì?

Khoản 1 Điều 9 Luật tố cáo 2018 quy định về quyền của người tố cáo như sau:
– Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật tố cáo;
– Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
– Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
– Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
– Rút tố cáo;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.