Thủ tục mua bán đất ở nông thôn

08/06/2022 | 16:35 7 lượt xem Thanh Loan

Khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng đất đai phải trải qua nhiều bước và rất phức tạp. Mua bán đất nền thành phố diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thủ tục mua bán đất. Vậy thủ tục mua bán đất ở nông thôn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về thủ tục mua bán đất ở nông thôn. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Điều kiện để mua bán, chuyển nhượng đất ở nông thôn

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất
  • Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký vào sổ địa chính.

Lưu ý: Đối với đất nông nghiệp sẽ bị hạn chế, cấm chuyển nhượng qui định tại Khoản 3, 4 Điều 191 luật Đất đai.

Thủ tục mua bán đất ở nông thôn

Bước 1: Công chứng giấy tờ 

* Đối với bên bán (bên chuyển nhượng nhà đất) cần chuẩn bị:

– Sổ đỏ (01 bản photo, 1 bản chính)

– CMND/CCCD/Hộ chiếu (của cả vợ/chồng nếu có)

– Sổ hộ khẩu (01 bản photo, 1 bản chính)

– Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân của bên bán (giấy đăng ký kết hôn, bản án ly hôn, giấy xác nhận tình trạng độc thân,…)

* Đối với bên mua (bên nhận chuyển nhượng nhà đất) cần chuẩn bị:

– CMND/CCCD/Hộ chiếu (của cả vợ/chồng nếu có)

– Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân của bên mua (giấy đăng ký kết hôn, bản án ly hôn, giấy xác nhận tình trạng độc thân,…)

– Hợp đồng ủy quyền (trong trường hợp được ủy quyền mua bán).

Bước 2: Công chứng 

Hai bên nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên đến UBND xã hoặc các phòng công chứng tư nhân có uy tín để công chứng.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nộp tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện, UBND xã hoặc tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 4: Khai nộp thuế

Hồ sơ khai nộp thuế bao gồm:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ do bên mua ký (02 bản)
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do bên bán ký (02 bản). Trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua nộp thuế thu nhập cá nhân thì bên mua ký thay.
  • Đơn đăng ký biến động đất đai (01 bản chính)
  • Hợp đồng công chứng đã lập (02 bản chính)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (02 bản sao có chứng thực)
  • 02 bản sao các giấy tờ đã xuất trình khi ký hợp đồng công chứng (CMND, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).

Bước 5: Ký và sang tên Sổ đỏ

Sau khi hồ sơ như trên được tiếp nhận, khi có thông báo nộp thuế thì người dân tiến hành nộp thuế. Sau khi nộp thuế xong, cầm biên lai nộp thuế tới bộ phận một cửa của cơ quan Tài nguyên và Môi trường để nộp hồ sơ còn lại và biên lai đã nộp thuế.

Thủ tục mua bán đất ở nông thôn
Thủ tục mua bán đất ở nông thôn

Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà đất ở nông thôn

  • Hợp đồng phải có chữ ký của người mua bán, người bán và người làm chứng
  • Hai bên mua bán nhà đất đến UBND xã để công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất và bất động sản khác.
  • Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết khi tiến hành làm thủ tục.
  • Thực hiện lập và ký hợp đồng.
  • Các loại giấy tờ cần thiết:

Bên bán nhà đất (bên chuyển nhượng nhà đất)

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
  • Chứng minh nhân dân, hộ chiếu của bên bán (của cả vợ chồng nếu có)
  • Sổ hộ khẩu của bên bán;
  • Giấy chứng nhân quan hệ hôn nhân của bên bán (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản bán ly hôn…)

Lưu ý: đối với những tài sản riêng cần có Giấy chứn minh tài sản riêng do người bán được tặng cho, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận giữa những đồng sở hữu hay bán án về việc phân chia tài sản.

Bên mua nhà đất (bên nhận chuyển nhượng nhà đất)

  • Chứng minh nhân dân, hộ chiếu của bên mua (của cả vợ chồng nếu có)
  • Giấy chứng nhân quan hệ hôn nhân của bên bán (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản bán ly hôn…)
  • Phiếu yêu cầu công chứng, tờ khai
  • Hợp đồng ủy quyền nếu có.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục mua bán đất ở nông thôn”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đất nông thôn có quan trọng sổ đỏ không?

Sổ đỏ rất quan trọng dù bạn muốn mua ở bất kể khu vực nào. Nó sẽ là bằng chứng pháp lý và đảm bảo bạn không bị lừa. Tuy nhiên cũng nên kiểm tra xem sổ đỏ đó có thật và công chứng rõ ràng không. Lời khuyên là bạn nên yêu cầu có sổ đỏ sẵn sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn khi mua đất.

Đất ở nông thôn là gì?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất ở nông thôn là một trong hai nhóm đất thành phần của đất thổ cư, bên cạnh đất ở đô thị. Đất ở nông thôn do cá nhân hoặc hộ gia đình đang sử dụng tại khu vực nông thôn gồm:
Đất xây dựng nhà ở.
Đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống, ao, vườn trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Đất ở nông thôn có những đặc điểm như:
Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp
Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương