Chào Luật sư, hiện nay thu hồi đất được quy định dùng vào những mục đích nào? Khi nào thì được thu hồi đát và ai ra quyết định thu hồi đất? Thu hồi đất làm khu đô thị mới có giá trị bắt buộc tuân theo hay không? Thu hồi đất làm khu đô thị mới như thế nào? Thu hồi đất khi có quyết định thu hồi hay bắt đầu có hiệu lực khi nào? Thu hồi những loại đất nào thì người dân được nhận tiền bồi thường? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thu hồi đất làm khu đô thị là gì?
Việc Nhà nước thu hồi đất làm khu đô thị mới (hay còn gọi tắt là thu hồi đất làm khu đô thị) là một trong những trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điểm a Khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai 2013 hoặc theo Điểm d Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013.
Đối với Điểm a Khoản 2 Điều 62; dự án xây dựng khu đô thị mới được thực hiện do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư. Còn đối với trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 62; dự án sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Vậy những dự án nào sẽ do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư những dự án nào sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận?
Trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị mới thì có được cưỡng chế thu hồi đất hay không?
Muốn được cưỡng chế thu hồi đất cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 như sau:
2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Như vậy dự án khu đô thị mới muốn cưỡng chế thu hồi đất của người dân có đất bị thu hồi thì chỉ thực hiện việc này khi có đủ các điều kiện trên, nếu không thỏa điều kiện thì không được cưỡng chế thu hồi đất của người dân.
Thu hồi đất làm khu đô thị mới như thế nào?
Những dự án thu hồi đất làm khu đô thị do Hội đồng nhân dân chấp thuận
Khoản 3 Điều 45 Luật Đất đai 2013 quy định:
“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.”
Như vậy, có thể hiểu rằng đối với trường hợp ở mục 2.1 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Mặc khác, căn cứ Nghị định 31/2021/NĐ – CP một trong những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư việc xem xét để được chấp thuận là đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có).
Trong khi đó đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013; có thể dự án mới chỉ là dự kiến, được đề xuất để đưa vào danh mục dự án cần thu hồi đất chứ chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nói cách khác, những dự án đầu tư mà UBND cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận mà phải thu hồi đất chính là những dự án mà UBND cấp tỉnh có thể trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Những dự án đó bao gồm:
(1) Dự án đầu tư xây dựngkhu đô thị trong các trường hợp:
– Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha. Và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị
– Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha. Và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị;
– Dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
(2) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Quy trình cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án khu đô thị mới thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền ra quyết định này là chủ tịch UBND cấp huyện.
Bước 2: Lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Bước 3: Vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế
Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Bước 4: Buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất như sau:
5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;
b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;
c) Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu;
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thu hồi đất làm khu đô thị mới như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ; thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán đất; giá dịch vụ làm sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;
c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.