Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?

10/10/2022 | 20:49 50 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay Luật quy định về thời hạn sử dụng đất như thế nào? Đất đai hiện nay có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm? Đất nông nghiệp có thời hạn sử dụng hay không? Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm? Đất hết hạn trên sổ hồng thì làm sao? Thời hạn sử dụng đất được chia làm mấy loại? Đất có thời hạn sử dụng 50 năm đối với những loại đất nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luât sư tư vấn đất đai. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là cách gọi chung của mỗi người dân Việt Nam dành cho một cuốn sổ có bìa màu hồng cánh sen‚ tên gọi chính xác của cuốn sổ hồng này là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất.

Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?
Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?

Điều kiện cấp Sổ hồng hiện nay ra sao theo quy định?

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?

  • Trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất (không có tài sản trên đất): Căn cứ theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật Đất đai 2013 thì sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất sẽ có thời hạn là ổn định lâu dài (ví dụ như đất ở của hộ gia đình cá nhân, đất tín ngưỡng,…), hoặc thời hạn sử dụng là 50 năm hoặc 70 năm (ví dụ đất nông nghiệp được Nhà nước giao/cho thuê, đất thương mại dịch vụ được Nhà nước giao/cho thuê,…). Theo đó, cũng có thể hiểu giá trị của sổ hồng là ổn định, lâu dài (vĩnh viễn) hoặc 50 năm hoặc 70 năm;
  • Trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất đồng thời là người sở hữu tài sản trên đất: Đối với đất thì thời hạn sử dụng như chúng tôi đã trình bày ở trên. Còn đối với tài sản gắn liền với đất là căn hộ chung cư thì tùy thuộc cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư (Điều 99 Luật Nhà ở 2014) mà thời hạn sử dụng nhà ở là căn hộ chung cư có thể khác nhau  là 20 năm, 30 năm hoặc 50 năm…; hoặc đối với nhà ở riêng lẻ thì có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở (khoản 3 Điều 46 Luật Nhà ở 2014);
  • Trường hợp sổ hồng được cấp cho chủ sở hữu công trình xây dựng khác không phải là nhà ở (ví dụ công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị,…) thì căn cứ quy định tại:

+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD tại mục 2.2.1.8 độ bền vững/tuổi thọ/thời hạn tồn tại của công trình xây dựng tùy thuộc từng bậc (gồm 04 bậc I, II, III, IV) mà có sự khác nhau, trong đó, bậc I là các công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm, giảm dần ở các bậc II (niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm), III (niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm), IV (niên hạn sử dụng dưới 20 năm);

+ Và tuổi thọ của công trình (tuổi thọ thiết kế là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng, áp dụng theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan  hoặc tuổi thọ thực tế là thời gian được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng của công trình) theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP là do chủ đầu tư quyết định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu;

Đất sử dụng ổn định lâu dài là gì?

– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

– Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

– Đất tín ngưỡng;

– Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

– Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này

Đây là những trường hợp sử dụng đất mà nhà nước không giới hạn thời hạn sử dụng đất để tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, ổn định sinh sống cũng như phát triển kinh tế hay nói cách khác người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?
Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng là bao nhiêu năm?. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, hợp đồng ủy quyền công chứng mua bán nhà đất Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia đất khi ly hôn…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đối với đất sử dụng có thời hạn thì thời gian thuê đất đối với cá nhân là bao nhiêu năm?

Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật Đất đai là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.

 Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu năm?

Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất thế nào?

– Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
– Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài;
– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.