Đất đai là một loại tài sản quý giá thuộc sở hữu toàn dân và được Nhà nước thay mặt người dân quản lý và phân bổ đất đai. Theo đó, khi người dân có đất và đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được công nhận quyền sử dụng đất, còn trường hợp có nhu cầu sử dụng đất thì sẽ được giao đất hoặc cho thuê đất. Để quản lý có hiệu quả các vấn đề liên quan đến đất đai thì nhà nước ta đã ban hành luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vậy thì việc giao đất hay cho thuê quyền sử dụng đất được pháp luật đất đai hiện nay quy định như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Thời hạn giao đất cho thuê đất” dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Điểm giống và khác nhau giữa giao đất và cho thuê đất là gì?
– Đều do nhà nước trao quyền sử dụng đất;
– Các chủ thể nhận quyền sử dụng đất đều là các chủ thể có đầy đủ khả năng và nhu cầu sử dụng đất;
– Căn cứ trên pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Kết thúc việc giao đất, thuê đất thì người nhận quyền sử dụng đất đều trở thành người sử dụng đất;
– Có quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.
– Khi hết thời hạn giao hoặc thuê, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đều được xem xét giao hoặc thuê tiếp nhưng không quá thời hạn đối với từng mục đích sử dụng đã được quy định.
Phân biệt giao đất và cho thuê đất
TIÊU CHÍ | GIAO ĐẤT | CHO THUÊ ĐẤT |
Định nghĩa | Nhà nước giao quyền sử dụng đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (khoản 7 Điều 3 Luật đất đai 2013). | Nhà nước cho thuê quyền sử dụng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất (khoản 8 Điều 3 Luật đất đai 2013). |
Hình thức sử dụng đất | Có hai hình thức: +Giao đất không thu tiền sử dụng đất và; +Giao đất có thu tiền sử dụng đất.Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Nhà nước lựa chọn hình thức sử dụng đất phù hợp theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Đất đai 2013. | Có hai hình thức: +Thuê đất trả tiền hằng năm và; +Thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Luật đất đai 2013 quy định cụ thể trường hợp thuê đất chung. Người thuê đất được thỏa thuận về hình thức trả tiền khi thuê đất, trừ trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì thuê đất trả tiền hàng năm. |
Quyền của người sử dụng đất | Người được giao đất được chuyển quyền của mình lại cho người khác thông qua các hình thức: chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (theo Điều 179 Luật đất đai 2013). | Quyền và nghĩa vụ của người thuê đất phụ thuộc vào hình thức trả tiền. + Trường hợp thuê đất trả tiền cho cả thời gian thuê: người thuê đất có các quyền của người sử dụng đất như trường hợp Nhà nước giao đất. + Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm: người sử dụng đất chỉ được thực hiện việc chuyển quyền đối với tài sản trên đất. Chỉ có trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề thì có quyền cho thuê lại đất đã thuê. |
Hạn mức sử dụng đất | Nhà nước quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức giao đất ở: + Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức cụ thể giao đất ở. + Hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013. | Không có quy định về hạn mức cho thuê đất. Diện tích đất cho thuê phụ thuộc vào hai yếu tố là: + Nhu cầu sử dụng đất và; + Quỹ đất đáp ứng.Diện tích cụ thể cho thuê đất được ghi rõ trong Quyết định cho thuê đất hoặc hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. |
Các trường hợp nhà nước giao và cho thuê quyền sử dụng đất
Giao đất
Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
- Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
- Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Cho thuê đất
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Trên đây là các trường hợp nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng đất. Nếu thuộc đối tượng của quy định nào thì hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sẽ được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định cụ thể.
Thời hạn giao đất cho thuê đất là bao lâu?
Thời hạn giao đất
Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có hai hình thức là:
+ Sử dụng đất ổn định lâu dài: Nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho người sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013.
+ Sử dụng đất có thời hạn.
– Trường hợp Nhà nước giao đất được sử dụng lâu nhất là sử dụng ổn định lâu dài.
Thời hạn thuê đất
+ Người sử dụng đất thông qua hình thức thuê đất đều có quy định về thời hạn, không có hình thức sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn thuê đất theo từng trường hợp được quy định tối đa là 50 năm, 70 năm và 99 năm.
+ Thời gian thuê với trường hợp thuê lâu nhất là 99 năm.
– Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất được giao nhiều loại đất gồm cả đất trồng cây hàng năm; đất trống; đồi núi trọc; đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm.
– Thời hạn giao đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
– Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
– Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thời hạn giao đất cho thuê đất“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Câu hỏi thường gặp
– Khẳng định rõ ràng ranh giới giữa nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện để nhà nước thực hiện công tác quản lý về đất đai tốt hơn.
– Tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng đất bởi việc quy định rõ thời hạn khi giao đất, cho đất giúp người sử dụng lao động lập kế hoạch đầu tư đúng đắn thu được hiệu quả cao nhất.
– Là cơ hội cho người sử dụng đất vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh.
Giao đất có thu tiền
Về Ưu điểm:
– Quy mô sử dụng diện tích đất là rất lớn, là cơ hội để nâng cao hệ số sử dụng đất
– Thời hạn sử dụng đất tương đối ổn định, lâu dài
– Nhà nước không có quyền điều tiết phần giá trị tăng thêm của đất
– Được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
Về nhược điểm:
– Chỉ những đối tượng nhất định mà pháp luật quy định tại Điều 55 mới được tiếp cận với phương thức này
– Phải trả một gánh nặng tài chính lớn.
Thuê đất trả tiền hằng năm
Ưu điểm:
– Nhà đầu tư không cần phải chuẩn bị một khoản tài chính lớn để thực hiện nghĩa vụ tài chính với đất đai mà chỉ phải trả một khoản tiền vừa phải để thuê theo từng năm. Vì vậy nhà đầu tư có thể sử dụng tiền để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác
– Nhà đầu tư có thể chuyển từ trả tiền hàng năm sang trả tiền một lần cho cả thời gian thuê
– Khả năng rút lui khỏi thị trường dễ dàng hơn. Trong trường hợp dự án đầu tư xảy ra vấn đề dẫn đến phải dừng thực hiện thì nhà đầu tư không bị mất khoản tiền đã trả như thuê đất trả tiền một lần
Nhược điểm:
– Khi nhà nước đóng tiền thuê đất hàng năm theo giá đất của thị trường, khi biến động giá đất dẫn đến tăng giá đất thì nhà đầu tư phải đóng theo giá đó
– Không được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho…
Thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
Ưu điểm:
– Thời gian sử dụng ổn định, lâu dài
– Nhà nước không thể điều tiết thêm bất kì một khoản nghĩa vụ tài chính nào về đất trong suốt cả thời gian đó, kể cả khi giá của thị trường có sự chênh lệch tăng lên hay khi nhà nước ban bố khung giá đất mà tăng
– Được hưởng nhiều ưu đãi: được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản đã đầu tư trên đất (nếu có)
Nhược điểm:
– Số tiền mà nhà đầu tư phải đóng cho cả thời gian thuê là lớn nên có thể tạo ra gánh nặng tài chính lớn, làm ảnh hưởng việc đầu tư cho dự án của nhà đầu tư. Điều này dẫn đến chỉ những doanh nghiệp có khả năng mới có thể tiếp cận phương thức này, hạn chế những doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có cơ hội tiếp cận đất đai
– Nếu đầu tư kinh doanh thua lỗ, thị trường có sự suy giảm hay tác động của khủng hoảng tài chính thì cơ hội rút lui khỏi thương trường sẽ khó khăn hơn nhiều so với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Nhà đầu tư nếu chấm dứt trước khi hết thời gian thuê thì sẽ bị lỗ đối với phần tiền thuê đất đã đóng trước đấy.