Mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình mới nhất hiện nay

24/11/2023 | 12:22 102 lượt xem SEO Tài

Mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình là một công cụ quan trọng được sử dụng để thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định pháp luật. Quy trình và các yêu cầu cụ thể để thực hiện việc phá dỡ công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn và không vi phạm các quy định pháp luật về xây dựng. Vậy “Mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình mới nhất hiện nay” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình

Download mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình

Hướng dẫn viết mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình

Mẫu văn bản này được dùng để thực hiện cưỡng chế, buộc cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả mà họ không tự nguyện chấp hành. Quy định tại Điều 86 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nhằm đảm bảo sự tuân thủ và thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình, cụ thể như sau:

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.

(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.

(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.

(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi rõ hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục.

(8) Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời hạn thực hiện của từng biện pháp.

(9) Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ quan nhà nước đã tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì ghi tên của cơ quan đã thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.

(10) Ghi rõ địa chỉ nơi thực hiện cưỡng chế.

(11) Ghi tên của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

(12) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

(13) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản

mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình

Trình tự, thủ tục cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm như thế nào?

Hành vi xây dựng công trình không tuân thủ quy hoạch, vi phạm về xây dựng, cốt xây dựng, hay thi công không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp, là những vi phạm được nêu rõ và bị cấm tại Điều 12, Khoản 4 Luật Xây dựng 2020. Để xử lý những vi phạm này, nhà nước đã đề ra quy trình thủ tục xử phạt và cưỡng chế theo quy định của Luật Xử lý Vi phạm Hành chính sửa đổi 2020 cùng với các hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 166/2013, cụ thể như sau:

Bước 1. Tiến hành xác minh hành vi vi phạm

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính

Khi phát hiện ra hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức, người có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm đang diễn ra buộc phải chấm dứt hành vi này ngay lập tức và lập biên bản vi phạm hành chính thành hai bản. Văn bản này sẽ được giao cho người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm giữ một bản. Trong quá trình can thiệp nếu nhận thấy hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì người lập biên bản chuyển biên bản đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Bước 3. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bước 4. Thực hiện việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bước 5. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

– Trong khoảng thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền phải gửi quyết định cho các cá nhân, tổ chức bị xử phạt để biết được các thông tin cơ bản về hành vi của mình.

– Người vi phạm phải chấp hành xong quyết định trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Trong trường hợp những cá nhân tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cưỡng chế.

– Trước khi cưỡng chế, các tổ chức này phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến người vi phạm và các cơ quan cấp trên để thực hiện. Văn bản thông báo việc cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc không có giấy phép cũng phải gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước ít nhất là 5 ngày để phối hợp thực hiện cưỡng chế.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình mới nhất hiện nay” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm?

Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.

Thế nào là xây dựng trái phép?

Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp tỉnh cấp.
Khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.