Chào Luật sư tôi muốn hỏi về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tôi có ý định mua lại đất của cháu tôi. Tôi muốn hỏi Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính là khi nào? Thủ tục đăng ký vào sổ địa chính như thế nào? Hiện nay đăng ký vào sổ địa chính có mất nhiều thời gian không? Khi nào thì việc đăng ký vào sổ địa chính được xem là hoàn thành? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Sổ địa chính là gì?
Sổ địa chính là tài liệu tổng hợp thông tin chi tiết về tình trạng, pháp lý, việc quản lý và sử dụng các thửa đất nhằm phục vụ việc quản lý của nhà nước về đất đai, cung cấp các thông tin cho cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.
Sổ được lập ra cho từng đơn vị cho các đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin liên quan về sử dụng đất của người đó.
Ngoài ra, căn cứ Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 quy định về sổ địa chính đất đai như sau:
“Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.”
Sổ địa chính hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:
– Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
– Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;
– Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
– Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);
– Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;
– Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Ngoài ra, sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chưa có điều kiện lập Sổ địa chính (điện tử) theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định sau đây:
+ Đối với địa phương đã lập Sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì tiếp tục cập nhật vào Sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng; nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Đối với địa phương chưa lập Sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang Sổ địa chính (điện tử) chưa ký số ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên.
Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính là khi nào?
Căn cứ vào mục đích lập sổ địa chính và giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính (sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính) thì giá trị pháp lý của sổ địa chính được thể hiện như sau:
(1) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý của thửa đất.
(2) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Người sử dụng đất có các quyền như được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) nếu đủ điều kiện; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…
Đối với trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì sổ địa chính là cơ sở quan trọng để xác định tình trạng pháp lý về thửa đất, trên cơ sở đó xem xét điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất.
(3) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
(4) Làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.
Lưu ý: Sổ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
Nội dung của sổ địa chính bao gồm những gì?
Khoản 2 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định nội dung của sổ địa chính gồm các dữ liệu sau:
(1) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất.
(2) Dữ liệu về người sử dụng đất (như thông tin về tên, giấy tờ nhân thân, địa chỉ của hộ gia đình, cá nhân,…), người được Nhà nước giao quản lý đất.
(3) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất gồm hình thức sử dụng, loại đất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, mã ký hiệu nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính, hạn chế quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
(4) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) như đặc điểm của tài sản, chủ sở hữu.
(5) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất như thời điểm nhận hồ sơ đăng ký lần đầu, thời điểm đăng ký vào sổ địa chính, giấy tờ về nguồn gốc sử dụng, sở hữu,…
(6) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất như thời điểm đăng ký và nội dung thay đổi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính là khi nào?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, giá thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai, hợp đồng mua bán nhà và đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, giá đền bù tài sản trên đất; tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp
- Khung giá đền bù đất nông nghiệp là bao nhiêu?
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp 2022
Câu hỏi thường gặp
Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ tướng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính.
Đối với địa phương chưa lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang sổ địa chính (điện tử) chưa ký sổ ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên.
– Sổ địa chính được lập ở dạng số: Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
– Sổ địa chính dạng giấy: Sổ địa chính dạng giấy được áp dụng đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chưa có điều kiện lập sổ địa chính điện tử theo quy định Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Với những địa phương này thì thực hiện như sau:
+ Địa phương đã lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng; nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
+ Địa phương chưa lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang sổ địa chính (điện tử) chưa ký số ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên.