• Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Thanh Thùy by Thanh Thùy
Tháng Mười 10, 2022
in Đất Đai
0
Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  1. Tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?
  2. Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?
  3. Cấp đổi sổ đỏ là tài sản chung khi thêm tên một người vào thì thủ tục như thế nào?
  4. Đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản chung như thế nào?
  5. Điều kiện thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ là gì?
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, tôi có mua một căn hộ cách đây mấy năm. Lúc đó tôi còn độc thân nên trên sổ hồng chỉ có tôi đứng tên làm chủ sở hữu. Bây giờ thì tôi vừa mới kết hôn. Tôi có nên cho vợ tôi thêm tên vào sổ hồng hay không? Thêm tên vào sổ hồng có được hay không? Thủ tục thêm tên vào sổ hồng như thế nào? Nếu không thêm tên vào sổ hồng được thì có được xin cấp sổ hồng mới không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo đó, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?
Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

…

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

…

Theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Theo các thông tin chị cung cấp, chị và chồng cùng góp tiền mua đất sau khi kết hôn. Như vậy, quyền sử dụng phần đất trên thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng chị.

Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ hồng) sẽ được ghi họ, tên của cả hai vợ chồng chị. Hiện sổ hồng chỉ ghi tên chồng nên chị có thể yêu cầu cấp sang một sổ hồng mới để bổ sung thêm tên của chị.

Cấp đổi sổ đỏ là tài sản chung khi thêm tên một người vào thì thủ tục như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

…

Theo đó, người yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.

– Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.

Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện nơi có đất.

Đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản chung như thế nào?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Điều kiện thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ là gì?

Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về việc thêm tên vào sổ đỏ như sau:

  • Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
  • Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai về việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong trường hợp:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Như vậy, điều kiện để thực hiện thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ phải đáp ứng các tiêu chí:

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng nhưng giấy chứng nhận chỉ có tên một người.

Đất là tài sản chung khi quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tải sản riêng.

Nhà là tài sản chung khi nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng; nhà được tặng cho chung, thừa kế chung; nhà là tài sản riêng nhưng thỏa thuận là tài sản chung; nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Nếu không có căn cứ để chứng minh nhà, đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà đất đó được coi là tài sản chung của hai vợ chồng.

Có yêu cầu cấp đổi để ghi tên cả vợ và chồng.

Khi vợ, chồng có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi tên cả vợ và chồng thì yêu cầu này phải được thể hiện bằng đơn đề nghị theo Mẫu số 10/ĐK. Lưu ý, cơ quan đăng ký đất đai chỉ chấp nhận hồ sơ khi nộp đơn theo mẫu này.

Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?
Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,hợp đồng thỏa thuận mua bán nhà đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn; Mức bồi thường thu hồi đất…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • Bản án tranh chấp ranh giới đất liền kề
  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai năm 2022
  • Quy định về tranh chấp đất đai trong gia đình

Câu hỏi thường gặp

Thành phần hồ sơ khi thêm tên vào sổ hồng gồm những gì?

Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao có chứng thực).

Nộp hồ sơ thêm tên vào sổ hồng ở đâu?

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh, nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường nếu chưa có văn phòng đăng ký đất đai.

Thời gian để thực hiện thêm tên vào sổ đỏ là bao lâu?

Theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày làm việc với xác xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Cấp đổi sổ đỏ là tài sản chung khi thêm tên một người vào thì thủ tục như thế nào?Đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản chung như thế nào?Thêm tên vào sổ hồng có được hay không?

Related Posts

Sổ đỏ không có mã vạch có sao không?
Đất Đai

Sổ đỏ không có mã vạch có sao không?

Chào Luật sư, tôi có ý định mua đất làm của hồi môn cho con gái. Hôm trước gia...

by Thanh Thùy
Tháng Ba 24, 2023
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Đất Đai

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Chào Luật sư, tôi vừa mới chốt hợp đồng mua bán đất với đối tác xong. Họ yêu cầu...

by Thanh Thùy
Tháng Ba 24, 2023
Sổ hồng không có mã vạch có được không?
Đất Đai

Sổ hồng không có mã vạch có được không?

Chào Luật sư, tôi và vợ tôi vừa mới mua được nhà, cũng được cấp sổ đỏ. Hôm qua,...

by Thanh Thùy
Tháng Ba 24, 2023
Hợp tác xã có được cho thuê đất không
Đất Đai

Hợp tác xã có được cho thuê đất không?

Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì quyền sử dụng đất sẽ bao gôm các quyền...

by Tư Vấn Luật Đất Đai
Tháng Ba 24, 2023
Next Post
Mẫu hợp đồng giữ chỗ mua đất hiện nay ra sao?

Mẫu hợp đồng giữ chỗ mua đất 2022

img

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH:
45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG:
17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.