Chào Luật sư, hiện nay có nhiều quy định liên quan đến việc quy hoạch sử dụng đất. Tôi và bà xã có tích cóp được một số tiền từ việc kinh doanh của gia đình, chúng tôi có mong muốn mua đất và bán lại kiếm lời. Tuy nhiên tôi là người mới ở lĩnh vực này nên còn nhiều vấn đề vẫn còn chưa nắm rõ. Tôi nghe nói khi mua đất nên né những khu đất đã được quy hoạch hoặc có kế hoạch quy hoạch. Nếu như mua phải đất quy hoạch thì người mua có thể làm gì? Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hiện nay thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp câu hỏi trên. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã đồng hành và tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Về vấn đề Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, chúng tôi xin được tư vấn đến bạn đọc những nội dung cơ bản như sau:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?
Trước khi tìm hiểu đến quy định về thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Vậy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là:
Trước khi tìm hiểu về việc nhà nước ta thực hiện việc quy hoạch, kế hoặc sử dụng đất như thế nào thì trước hết, chúng ta cần hiểu về pháp luật quy định như thế nào là sử dụng đất. Dưới góc độ pháp lý thì sử dụng đất là tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại hình trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai Việc này được xác định theo các trường hợp sử dụng đất khác nhau như việc sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp, sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp được xác định là việc chăn nuôi, chế biến,… Sử dụng cho mục đích bảo vệ là việc chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, nhiễm mặn,… hay là trường hợp sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên, xây dựng,…
Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì:
– Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
– Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thế nào?
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một việc hết sức quan trọng, do đó có các cơ quan phối hợp để có thể tiến hành. Hiện nay có thể tham khảo điều 42 Luật đất đai 2023 và điều 37 của Luật quy hoạch quy định cụ thể về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm:
“1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; cơ quan quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
4. Việc tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Trách nhiệm lập quy hoạch được xác định như sau:
– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có phải lấy ý kiến không?
Luật đất đai đã có quy định về vấn đề lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Cụ thể thì công việc này cần phải lấy ý kiến không hay chỉ là tự nguyên tùy theo nguyện vọng và mong muốn của mọi người. Đối tượng được lấy ý kiến hiện nay sẽ bao gồm:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về ấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Việc lấy ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
-Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện bằng hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất;
- Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Việc thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất diễn ra như thế nào?
Có phải trong hầu hết các trường hợp thì đều cần tiến hành thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay không theo quy định? Hiện nay việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ tiến hành trong một số trường hợp/tình huống theo quy định. Cụ thể nội dung này như sau:
Điều 44 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
- Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thế nào?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luât đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Mức giá thu hồi đất năm 2022 là bao nhiêu?
- Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2013 thì hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm các cấp như sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
+ Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Theo Điều 43 Luật Đất đai 2013 thì việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
– Việc lấy ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện như sau:
+ UBND cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện bằng hình thức:
Tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện;
Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nội dung này được ban hành đã nhằm mục đích xác định giao thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh – hai hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới theo Luật đất đai 2013. Việc đưa ra quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong công tác này.