Tại sao Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất?

17/10/2022 | 15:03 11 lượt xem Trang Quỳnh

Khung giá đất được Chính phủ ban hành định lỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất và theo từng vùng – đây là khoảng xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa đối với từng loại đất. Khung giá đất là cơ sở để Ủy ban nhân dân Tỉnh lấy căn cứ xây dựng và công bố bảng giá đất tại từng địa phương áp dụng để thuê tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tính giá trị tài sản khi giao đất, tính tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu thêm lý do tại sao Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Khung giá đất theo quy định pháp luật hiện hành

– Khung giá đất là khoảng xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa đối với từng loại đất do nhà nước quy định. Khung giá của đất chính là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh lấy căn cứ xây dựng và công bố bảng giá đất tại từng địa phương áp dụng để thuê tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tính giá trị tài sản khi giao đất, tính tiền thuế sử dụng và thuế chuyển quyền sử dụng đất,…

– Khung giá đất bao gồm:

+ Khung giá của đất nông nghiệp, lâm nghiệp

+ Khung giá của đất khu dân cư nông thôn

+ Khung giá của đất đô thị, đầu mối giao thông

+ Khung giá của đất khu du lịch, khu thương mại và đất đô thị

Chính phủ sẽ là cơ quan quy định phương pháp để xác định giá đất, khung giá của đất các loại theo từng vùng, theo từng thời gian cụ thể, các trường hợp phải điều chỉnh giá và việc xử lý chênh lệch giá đất giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Quy định chung về khung giá đất

Quy định về khung giá của đất hiện nay được quy định tại điều 133 Luật Đất đai năm 2013. Khung giá của đất được xác định là khoảng giá từ mức giá tối thiểu đến mức giá tối đa đối với từng loại đất, theo từng vùng cụ thể. Khung đất sẽ được ban hành định kỳ trong vòng 5 năm 1 lần.

Thêm nữa, trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu được quy định theo khung giá đất thì Chính phủ sẽ điều chỉnh lại khung giá của đất sao cho phù hợp với thực tế.

Việc xây dựng khung giá của đất cần phải dựa trên các căn cứ như: Nguyên tắc định giá đất; Phương pháp định giá đất; Kết quả tổng hợp, phân tích các thông tin trên thị trường về giá đất; Các yếu tố tự nhiên; Kinh tế – xã hội; Sự quản lý và sử dụng đất…

Khung giá đất nhà nước hiện nay như thế nào?

Nghị định số 96/2019/NĐ-CP thay thế cho Nghi định số 104/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định khung giá đất.

Theo Nghi định mới nhất về khung giá đất quy định 7 vùng kinh tế như sau:

Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh. Với vùng kinh tế này, khung giá đất quy định giá đất ở tại đô thị loại 1 đến loại 5 tối thiểu là 50 nghìn đồng/m2, tối đa là 65 triệu đồng/m2.

Tại sao Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất?
Tại sao Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất?

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Giá đất ở tại khu vực này được quy định với các đô thị đặc biệt, đô thị từ loại 1 đến loại 5 có mức tối thiểu là 120 nghìn đồng/m2, tối đa là 162 triệu đồng/m2.

Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có khung giá đất ở tại đô thị từ loại 1 đến loại 5 tối thiểu là 40 nghìn đồng/m2, tối đa là 65 triệu đồng/m2.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, với các đô thị từ loại 1 đến loại 5, giá đất ở tại đô thị tối thiểu 50 nghìn đồng/m2, tối đa là 76 triệu đồng/m2.

Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng có khung giá đất ở tại đô thị từ loại 1 đến loại 5 tối thiểu 50 nghìn đồng/m2, tối đa là 48 triệu đồng/m2.

Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và TP.HCM. Giá đất ở tại đô thị vùng này với các đô thị: đặc biệt, từ loại 1 đến loại 5, tối thiểu là 120 nghìn đồng/m2, tối đa 162 triệu đồng/m2.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Khung giá đất ở tại đô thị vùng này theo loại đô thị từ 1 đến 5, có giá tối thiểu 50 nghìn đồng/m2, tối đa 65 triệu đồng/m2.

Theo nghị định, khung giá đất trên được sử dụng làm căn cứ để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.

Nghị định cũng yêu cầu UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá tối đa trong bảng giá, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tăng của cùng loại đất trong khung giá đất.

Tại sao Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất?

Khung giá đất được đặt ra nhằm mục đích quản lý giá đất trên toàn bộ thị trường, làm căn cứ để khống chế bảng giá đất của các địa phương, xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.

Trên thực tế khung giá đất của Nhà nước chỉ bằng khoảng 20 – 30% khung giá đất thị trường. Tại các địa phương, khung giá đất cấp tỉnh cũng chỉ bằng từ 30 – 60% giá đất thị trường. Điều này đã dẫn đến bất cập khi thu hồi đất khiến người bị thu hồi đất thiệt thòi và không đồng thuận. Vì thế khi thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội, dự án công cộng… thì mặt bằng luôn là một trong những “điểm nghẽn” khiến các công trình chậm tiến độ.

Độ chênh lệch giữa giá đất ban hành trong khung và giá giao dịch trên thị trường càng cao thì càng gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của Nhà nước. Nguồn thu từ đất chiếm trên dưới 10% ngân sách địa phương. Nhưng hiện nay, nguồn thu này đang bị thất thoát trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển công năng sử dụng của công trình xây dựng gắn liền với đất, nhất là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, đất ở…. Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách từ đất đai chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo thành nguồn thu lâu dài, bền vững cho ngân sách.

Giá đất tăng, khó để nói giá nhà không thể tăng. Giá đất là một trong những yếu tố cấu thành nên giá nhà nên khi giá đất tăng thì tất yếu sẽ đẩy giá nhà tăng, ảnh hưởng rất lớn đến người dân và doanh nghiệp phát triển nhà ở, nhất là khi thu nhập của người dân hiện tại còn chưa theo kịp giá nhà.

“Với thị trường bất động sản, tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 30% giá thành nhà phố; trên dưới 50% giá thành biệt thự.

Do vậy, bảng giá đất tăng, tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà tăng. Mà giá nhà nhà hiện đang quá cao so với thu nhập, có thể mấy chục năm thì người dân mới đủ tiền mua một căn nhà. Nếu giá đất tiếp tục tăng thì cơ hội sở hữu nhà ở của người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp sẽ ngày càng xa vời”.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư về Tại sao Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến cách tra cứu quy hoạch đất đai hay tìm hiểu về thông tin quy hoạch đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, …. của Luật sư, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành khung giá đất?

Chính phủ ban hành định kỳ 5 năm/lần.

Các loại khung giá đất hiện nay?

Hiện nay, việc xây dựng khung giá đất sẽ cũng xác định theo từng loại đất thì thông thường việc quy định nội dung khung giá đất để quy định mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đất sau đây:
Đối với những nhóm đất nông nghiệp thì bao gồm các khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Khung giá đất trồng cây lâu năm; Khung giá đất rừng sản xuất; Khung giá đất nuôi trồng thủy sản; Khung giá đất làm muối.
Đối với các nhóm đất phi nông nghiệp thì cũng có các khung giá đất như đất ở tại nông thôn; Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; Khung giá đất ở tại đô thị; Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;– Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.

Trường hợp nào thay đổi, điều chỉnh khung giá đất?

Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian >180 ngày.