Sử dụng đất như thế nào là hợp lý?

17/05/2023 | 15:35 17 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, theo như tôi được biết Nhà nước Việt Nam hiện đang là người đại diện sở hữu đất đai và quản lý đất đai tại Việt Nam. Để người dân có thể sử dụng đất Nhà nước sẽ cấp phát quyền sử dụng đất cho ngườ dân. Vậy Luật sư cho tôi hỏi để có thể sử dụng đất hợp lý thì Nhà nước đã phải sử dụng đất như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi làm người đại iện sở hữu đất đai và quản lý đất đai tại Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã phải đối mặt trước thách thức về bài toán làm thể nào để sử dụng đất sau cho hiệu quả và hợp lý nhất. Để có thể sử dụng đất một cách hợp lý, Nhà nước đã cho ban hành nhiều quy định về việc sử dụng đất. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì sử dụng đất như thế nào là hợp lý?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc sử dụng đất như thế nào là hợp lý?. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;

Quy định về quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước

Do nước ta thuộc chế độ Xã hội chủ nghĩa nên Nhà nước sẽ đứng ra thay mặt nhân dân đại diện chủ sở hữu về đất đai. Để đảm bảo nhà nước sẽ quản lý tốt quyền sở hữu đất đai, Nhà nước Việt Nam đã chủ động quy định về các quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước của mình. Để tìm hiểu về quy định quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước, mời bạn tham khảo quy định sau:

Theo quy định tại Điều 13 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:

– Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

– Quyết định mục đích sử dụng đất.

– Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

– Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

– Quyết định giá đất.

– Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

– Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

– Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Quy định về việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước

Để có thể thực hiện các quyền liên quan đến đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước, Việt Nam đã có những quy định cụ thể về các phương hướng và hành động để có thể thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước tại Việt Nam. Các quy định về việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước được thể hiện như sau:

Theo quy định tại Điều 21 Luật Đất đai 2013 quy định về thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:

– Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

– Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.

– Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Những hành vi sử dụng đất bị nghiêm cấm tại Việt Nam

Để có thể hạn chế việc sử dụng đất bừa bãi, bằng quyền quản lý đất của mình, Nhà nước đã quy định những hành vi sử dụng đất bị nghiêm cấm tại Việt Nam. Chính vì thế khi sử dụng đất bạn cần biết các thông tin trên để tranh rơi vào các trường hợp sử dụng đất bị nghiêm cấm tại Việt Nam. Để biết các hành vi sử dụng đất bị nghiêm cấm tại Việt Nam, mời bạn tham khảo quy định sau:

Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

– Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Sử dụng đất như thế nào là hợp lý?
Sử dụng đất như thế nào là hợp lý?

Sử dụng đất như thế nào là hợp lý?

Để sử dụng đất hợp lý nhất có thể trên phạm vi cả nước, Nhà nước đã ban hành các quy định về việc tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tất cả các quy định này hiện nay được ban hành trong Luật Đất đai 2013.

Theo quy định tại Điều 33 Luật Đất đai 2013 quy định về tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

  • Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề;
  • Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai và điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Đất đai 2013 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

– Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.

– Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:

  • Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
  • Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;
  • Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại khoản 2 Điều này.

– Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:

  • Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 35 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

– Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

– Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

– Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

– Dân chủ và công khai.

– Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

– Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Sử dụng đất như thế nào là hợp lý? đã được Tuvandatdai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất như thế nào?

Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức  giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sau đây:
+ Sử dụng đất ổn định lâu dài;
+ Sử dụng đất có thời hạn.

Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất ra sao?

Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất như thế nào?

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
– Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
– Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
– Công nhận quyền sử dụng đất.