Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không?

24/11/2022 | 10:35 17 lượt xem Thủy Thanh

Khi gặp các khó khăn về tài chính, người dân thường sử dụng đến biện pháp cầm cố tài sản để được vay một khoản tài chính nhất định. Theo đó người cấm cố sẽ giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hiện nay biện pháp cầm cố được rất nhiều người dân lựa chọn và tài sản được đem ra cầm cố cũng rất đa dạng, trong đó có người đã sử dụng sổ đỏ để đem đi cầm cố. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cầm cố sổ đỏ?, trường hợp ” Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không”? . Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi đang xây nhà nhưng nguồn tài chính lại không đủ, chồng tôi muốn đem sổ đo đi cầm cố để vay thêm một khoản tiền để hoàn thiện nốt căn nhà thì có được không ạ?, nếu sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Quy định của pháp luật về việc cầm cố tài sản

Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì cầm cố tài sản được hiểu như sau:

Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, cầm cố tài sản là một giao dịch dân sự, theo đó bên cầm cố là bên có nghĩa vụ hoặc là người thứ ba, phải giao cho bên nhận cầm cố là bên có quyền một hoặc một số tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.

Hình thức và đối tượng của cầm cố tài sản.

Hình thức của cầm cố tài sản

Nếu tài sản cầm cố là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc văn bản, nhưng nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản. Có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Đối tượng của cầm cố tài sản

Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản được phép chuyển giao. Bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập.\

Hiệu lực và thời hạn của cầm cố tài sản.

Hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản phát sinh từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ 3 kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố tài sản được tính từ thời điểm bên cầm cố nhận tài sản cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố 

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định trong Điều 313, 314 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản, trả lại tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố.

Quyền của bên nhận cầm cố

Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó, được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lí khi trả lại tài sản cho bên cầm cố…

Nghĩa vụ của bên cầm cố

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được quy định trong Điều 311, 312 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản đúng thỏa thuận cho bên nhận cầm cố để họ chiếm hữu, quản lí trong thời hạn cầm cố. Phải thông báo về tình trạng của đối tượng cầm cố và những hạn chế của nó vì bên nhận cầm cố có quyền của người thứ 3 đối với tài sản. Có nghĩa vụ thanh toán chi phí bảo quản bởi chủ sở hữu là người có quyền đối với lợi ích tài sản cũng như phải là người phải bảo quản, giữ gìn nó nên việc thanh toán chi phí thuộc về bên cầm cố.

Quyền của bên cầm cố

Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ sử dụng tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận từ trước và việc sử dụng đó có thể làm mất, giảm sút giá trị tài sản. Yêu cầu bên nhận cầm cố hoàn trả tài sản khi đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại nếu bảo quản không tốt tài sản.

Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không
Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không

Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt cầm cố

Khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền xử lí tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản lợi ích mà bên kia không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.

Việc chấm dứt cầm cố tài sản được quy định trong Điều 315 Bộ luật dân sự 2015. Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt, việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, tài sản cầm cố đã được xử lí, theo thỏa thuận của các bên…

Có thể cầm cố sổ đỏ được không?

Pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về sổ đỏ mà sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy này.

Theo quy định tại khoản 6 điều 13 Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, sổ đỏ không phải là tài sản mà là chứng thư pháp lý nên sổ đỏ không thể đem cầm cố mà chỉ có thể đem đi thế chấp ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Nếu sổ đỏ cầm cố được thì cũng chỉ thực hiện tại các cở sở kinh doanh, dịch vụ cầm đồ phi pháp.  Nên khi xảy ra tranh chấp thì các hợp đồng cầm cố sổ đỏ sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu và cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không?

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chỉ cấp lại sổ đỏ trong trường hợp bị mất. Tuy nhiên, hành vi khi đã cầm cố sổ đỏ rồi thì không được báo mất sổ đỏ để xin cấp lại sổ mới được, điều này là vi phạm pháp luật.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật về đất đai cũng như Bộ luật dân sự không có quy định nào cho người sử dụng đất có quyền “Cầm cố quyền sử dụng đất”. Ngoài ra, các cá nhân chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng đất đã đem cầm cố sổ đỏ thì sẽ không xin cấp lại sổ mới được mà chỉ có thể khởi kiện để đòi lại sổ đỏ đã đem cầm cố từ cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Nếu bên cầm cố không chịu trả sổ đỏ thì căn cứ theo quyết định của Tòa án trên bản án, người cầm cố sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan chức năng thi hành án làm việc với Văn phòng đăng ký đất đai, hủy sổ đỏ đã cầm cố và cấp lại sổ đỏ mới theo đúng quy định pháp luật.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật Đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các bước thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất như thế nào?

Bước 1: Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đến UBND cấp xã, phường nơi có đất nộp đơn khai báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cam kết trước pháp luật về việc khai báo của mình.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khai báo cán bộ địa chính cấp xã phường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Xác định số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của giấy chứng nhận bị mất;
Chuyển đơn khai báo lên phòng tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Niêm yết thông báo việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất.
Bước 3: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp xã, phường nơi cư trú.

Mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố có được không?

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ xác nhận của Nhà nước; xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không phải là tài sản; nên không thể cầm cố mà chỉ có thể đem đi thế chấp.
Thứ hai, theo quy định Điều 188 Luật Đất đai 2013:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Do đó, chỉ có người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận; đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất.
Như vậy, không được mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố. Nếu cầm cố được thì cũng chỉ thực hiện tại các cở sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phi pháp. Trường hợp xảy ra tranh chấp các hợp đồng cầm cố này cũng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu; và cơ sở cầm đồ đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.