Sổ đỏ bị rách có sang tên được không?

25/11/2022 | 09:47 71 lượt xem Lò Chum

Sổ đỏ bị rách có sang tên được không

Thưa luật sư, sau khi bố tôi mất thì có để lại cho anh em tôi mảnh đất cùng với ngôi nhà. Bố tôi mất không để lại di chúc nên tôi đã bàn với em gái tôi là mảnh đất được chia làm 1/2 mỗi đứa 1 nửa; ngồi nhà thì tôi sẽ lấy vì tôi con lo chuyện hương hỏa. Em gái tôi không đồng ý nên hai anh em chúng tôi có xảy ra mâu thuẫn, trong lúc qua lại giằng co giấy tờ nhà đất thì đã làm sổ đỏ bị rách 1 góc. Tôi muốn hỏi luật sư nếu như mà sổ đỏ bị rách thì có xin cấp lại được không? Theo quy định pháp luật thì Sổ đỏ bị rách có sang tên được không? Thủ tục để sang tên sổ đỏ như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Sổ đỏ bị rách có sang tên được không? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Phải làm gì khi sổ đỏ bị rách?

Tại Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định:

1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

     Theo đó, trường hợp sổ đỏ bị rách, hư hỏng, ố, nhòe thuộc trường hợp được cấp đổi sổ đỏ. Do vậy, khi sổ đỏ của bạn bị rách, bạn cần liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ.

Sổ đỏ bị rách có sang tên được không?

Điều 118 Luật Nhà ở 2014, điều kiện để mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở gồm:

  • Đất, nhà đã được cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;
  • Không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
  • Trong thời hạn sử dụng đất, sở hữu nhà;
  • Nhà ở không thuộc trường hợp phải tháo dỡ, giải tỏa theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhà ở, đất ở không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

Có thể thấy, pháp luật không quy định về điều kiện nếu sổ đỏ rách thì có được phép chuyển nhượng hay không. Thay vào đó, pháp luật quy định thửa đất, nhà ở trên đất buộc phải có sổ đỏ để chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà.

Thực tế, nếu sổ đỏ bị rách cũng có nghĩa là hình thức của sổ đỏ không còn nguyên vẹn như khi được cấp. Nói cách khác, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp của sổ đỏ này. 

Mặt khác, pháp luật có thể cấp cho bạn quyền sổ đỏ mới thay thế cho quyển sổ đỏ đã bị rách để đảm bảo bạn thực hiện được các giao dịch về quyền sử dụng đất của mình (Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Từ căn cứ và phân tích nêu trên, suy ra, bạn khó có thể thực hiện được giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất với quyển sổ đỏ bị rách. Thay vào đó, bạn nên thực hiện thủ tục để được cấp mới sổ đỏ trước khi chuyển nhượng.

Pháp luật không cấm sổ đỏ bị rách được tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, pháp luật có quy định người sử dụng đất được quyền đề nghị Nhà nước cấp quyển sổ đỏ khác cho mình khi sổ đỏ bị rách.

Và thực tế, khi sổ đỏ bị rách thì có thể phát sinh trường hợp thông tin không còn nguyên vẹn. Do đó, chủ sử dụng đất không thể thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng như thông thường được

Sổ đỏ bị rách có được cấp đổi không?

Sổ đỏ bị rách có sang tên được không
Sổ đỏ bị rách có sang tên được không

Căn cứ quy định điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi sổ đỏ bị rách, người sử dụng đất có quyền đề nghị cấp đổi. Cụ thể như sau:

Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

Quy trình sang tên sổ đỏ bị rách

Việc cấp đổi giấy chứng nhận được thực hiện theo trình tự tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận

Hồ sơ cấp đổi sổ đỏ bị rách theo Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo mẫu 10/ĐK được điền đầy đủ thông tin;
  • Giấy chứng nhận/sổ đỏ bị rách đã được cấp;
  • Ngoài ra, người sử dụng đất cũng cần chuẩn bị thêm giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp, giấy tờ chứng minh nhân thân của mình;
  • Giấy tờ ủy quyền (nếu người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở không tự mình thực hiện);

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất thực hiện các công việc chuyên môn

Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất thực hiện các công việc theo khoản 3 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

c) Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 3: Nhận kết quả

Người sử dụng đất, người yêu cầu cấp đổi sổ đỏ nhận kết quả là giấy chứng nhận/sổ đỏ đã được cấp đổi thành sổ mới sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Nghĩa vụ tài chính trong trường hợp này là lệ phí cấp đổi giấy chứng nhận do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định. Thông thường, mức phí này là không quá 100.000 đồng/1 trường hợp, áp dụng đối với người sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình.

Như vậy, việc cấp đổi giấy chứng nhận trong trường hợp sổ đỏ bị rách được thực hiện theo trình tự các bước như trên. 

Thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định pháp luật

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ:

– Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT);

– Khoản 4 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC về khai thuế thu nhập cá nhân;

– Điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về khai lệ phí trước bạ (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP).

Theo căn cứ trên thì người thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận.

– Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có).

– Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01. 

– Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất (nộp hồ sơ sang tên)

Thực hiện tương tự như đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Sổ đỏ bị rách có sang tên được không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề như tư vấn pháp lý về giải quyết chia nhà đất sau ly hôn theo quy định thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách?

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ cấp đổi sổ đỏ bị rách bao gồm:
Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận (theo mẫu);
Bản gốc Giấy chứng nhận;
Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thay mặt thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ bị rách;
Ngoài ra, người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi sổ đỏ còn cần phải cung cấp bản sao chứng thực các giấy tờ nhân thân của chủ sử dụng đất gồm có: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu

Lệ phí đổi sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?

Lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nên mỗi địa phương có mức thu khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC thì mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thủ tục sang tên sổ đỏ là cơ quan nào?

Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.