Sang tên đất cho con dưới 18 tuổi có được không?

27/02/2023 | 09:48 159 lượt xem Hương Giang

Khi muốn chuyển nhượng hoặc tặng cho đất cho người khác, các bên cần phải hợp pháp hóa việc này bằng cách làm thủ tục sang tên tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó, trước khi tiến hành thủ tục sang tên, người dân cần nắm rõ các quy định liên quan để đảm bảo các nguyên tắc luật định về vấn đề sang tên sổ đỏ và hạn chế những sai phạm không đáng có. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, cha mẹ sang tên đất cho con dưới 18 tuổi có được không? Pháp luật Quy định về việc thực hiện giao dịch của người dưới 18 tuổi như thế nào? Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sang tên đất cho con dưới 18 tuổi có được không?

Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định người sử dụng đất được phép chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đảm bảo 4 điều kiện:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013
    Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó cũng quy định các trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mặc dù đáp ứng được các điều kiện kể trên nhưng vẫn không được thực hiện quyền sang tên đất như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Tức là, đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không sẽ phụ thuộc vào đối tượng nhận chuyển nhượng có phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không? Nếu người nhận chuyển nhượng trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp thì mới đủ điều kiện để được sang tên sổ đỏ thửa đất đó.

Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy trong các trường hợp bị cấm chuyển nhượng đất không nhắc đến việc cấm chuyển nhượng đất cho con dưới 18 tuổi cùng với nguyên tắc công dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền sang tên sổ đỏ cho con dưới 18 tuổi nếu đáp ứng đủ 04 điều kiện để có thể thực hiện quyền mà chúng tôi kể trên.

Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không?

Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, do đó một số giao dịch người dưới 18 tuổi sẽ không được tự mình thực hiện mà vẫn phải dựa vào người đại diện theo pháp luật.

Bên cạnh đó Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ rõ:

  •  Người dưới 18 tuổi không thuộc các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
  • Trong quy định về thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được nêu tại Luật đất đai 2013 và Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cũng không đề cập đến độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sang tên đất cho con dưới 18 tuổi có được không
Sang tên đất cho con dưới 18 tuổi có được không

Do vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi pháp luật chỉ hạn chế người dưới 18 tuổi tự thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản chứ chứ không quy định độ tuổi được đứng tên trên Sổ đỏ.

Bộ luật dân sự 2015 quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và những giao dịch phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Quy định về việc thực hiện giao dịch của người dưới 18 tuổi

Những người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi. Pháp luật quy định các giao dịch mà người dưới 18 tuổi phải được thực hiện qua người đại diện theo pháp luật như sau:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  • Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy cả Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều chỉ rõ các giao dịch do người chưa thành niên tự xác lập sẽ căn cứ vào từng độ tuổi cụ thể sẽ có hiệu lực hay bị vô hiệu.

Trong trường hợp này, khi người dưới 18 tuổi thực hiện quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tất cả các giao dịch liên quan đều phải được thực hiện qua người đại diện theo pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Sang tên đất cho con dưới 18 tuổi” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Mức bồi thường thu hồi đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ mới sinh hoặc chưa sinh có được đứng tên sổ đỏ không?

Dù là người mới sinh hoặc chưa sinh nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Khi đó, sổ đỏ sẽ do người giám hộ giữ thay.

Việc người dưới 15 tuổi đứng tên sổ đỏ có bất tiện gì không?

Trên thực tế việc cấp sổ đỏ cho người chưa thành niên gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thường lúng túng trước việc cấp sổ đỏ cho người chưa thành niên vì cho người chưa thành niên không thể thực hiện giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Lưu ý về 4 mốc tuổi nào có thể đứng tên sổ đỏ là gì?

– Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
– Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
– Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.