San lấp mặt bằng trái pháp luật xử lý như thế nào?

22/05/2023 | 11:34 29 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, dạo gần đấy ở gần nhà tôi có xuất hiện một nhóm người đang dùng máy xúc để xúc một ngọn đồi ở ven đường xuống và dùng ô tô để chở đất đổ vào những chỗ đất lồi lõm không bằng phẳng ở ven đường, tôi có ra hỏi thì những người này bảo là được người ta thuê để san lấp mặt bằng ven đường ny để khai thác làm đất ở để bán. Tuy nhiên theo tôi được biết thì ở địa phương tôi chưa hề có kế hoạch san lấp mặt bằng để bán làm đất ở nào. Luật sư cho tôi hỏi là hành vi này có phải là “San lấp mặt bằng trái pháp luật” hay không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

San lấp mặt bằng là hành vi làm biến dạng địa hình đất, vậy nên đối với các trường hợp đất không thuộc quyền ở hữu của mình mà muốn thực hiện san lấp thì phải tiến hành xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền, nếu tự ý san ấp mặt bằng mà không xin phép sẽ bị coi là hành vi San lấp mặt bằng trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Thế nào là hành vi san lấp mặt bằng?

San lấp mặt bằng là một trong các dạng của hành vi làm biến dạng địa hình. San lấp mặt bằng là công việc thi công san phẳng nền đất cho một mặt bằng quy hoạch hay công trình xây dựng nào đó mà khách hàng đưa ra. Từ một mảnh đất có địa hình không đồng nhất như: chỗ quá cao hay chỗ quá thấp thì cần phải san lấp chúng cho đều.

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình là các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề. Đây cũng đồng thời là một trong những hành vi hủy hoại đất trái với pháp luật.

Quy trình san lấp mặt bằng

Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng

Công việc đầu tiên mà cần phải thực hiện là giải phóng toàn bộ mặt bằng công trình như cây cối, các chướng ngại vật… lúc này có thể đốt hay dọn dẹp để giải phóng mặt bằng.

Bước 2: Loại bỏ lớp đất bên trên

Trong quy trình san lấp mặt bằng thì việc loại bỏ lớp đất phía trên có chứa sỏi đá, rác, cây cỏ… rất quan trọng, sau đó cần phải đảm bảo các biện pháp tiêu thoát nước để toàn bộ bề mặt thi công được giải phóng.

Bước 3: Tiến hành đào đất

Hãy đảm bảo khi tiến hành đào đất nó phải đảm bảo chiều sâu theo bản vẽ đồng thời cũng cần phải để ý đến điều kiện kinh tế của gia chủ nữa. Ví dụ như với lớp đá bên trên vì tính chất cứng ta không thể dễ dàng phá bỏ thì có thể sử dụng vật liệu chuyên dụng hoặc di dời chúng đi vị trí khác, còn với những loại đất thông thường thì tiến hành như bình thường.

Bước 4: Tiến hành đắp đất

Khi tiến hành lắp đất trong quy trình san lấp mặt bằng thì lúc này cần phải đảm bảo là thực hiện tất cả các công việc đắp bao gồm cả mặt bằng và đắp chân taluy. Ngoài ra cần lưu ý là không được lắp đất ở bất kỳ vị trí nào khi chưa được sự chấp nhận và kiểm tra của chủ đầu tư. Và nếu như có những khu vực nào mà có đất xốp nhẹ hay dễ bị xói lở thì cần phải tháo dỡ bỏ và đắp lại khi chủ đầu tư yêu cầu.

Bước 5: Công tác dầm

Để đảm bảo cho quy trình san lấp mặt bằng diễn ra thuận lợi, an toàn thì cần phải để ý đến công tác dầm, trước tiên là phải kiểm tra sơ đồ lu, công lu cùng như những tính năng hoạt động của các thiết bị. Và nhớ là trước khi tiến hành dầm hãy đảm bảo là vật liệu được trải ra và khống chế độ ẩm tốt.

Khi tiến hành dầm cũng phải thực hiện tuần tự theo tiến trình đồng thời đảm bảo liên tục chiều dầy lớp cũng như số lượt dầm nhé. Và trước khi trả dầm thì lớp dầm đó phải được đánh xờm bề mặt bằng các phương pháp chuyên dụng nhất.

Bước 6: Tiến hành thi công rãnh thoát nước

Rãnh thoát nước thi công sẽ được bố trí dọc theo phần mép khu vực sàn nền, khoảng cách tốt nhất là cách mép sàn khoảng 3m. Toàn bộ hệ thống rãnh trên chỉ để phục vụ chủ yếu cho công tác nền trong quá trình xây dựng việc tận dụng việc làm này có thể để sau này tận dụng làm cống rãnh thoát nước cho nhà.

Bước 7: Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu

Kiểm tra độ dốc ngang và dọc của nền, độ cao của mặt nền, chất lượng đắp đất cũng như khối lượng thể tích khô. Kích thước hình dọc…

Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng

Dựa theo quy định của pháp luật nước ta hiện tại, tất cả mọi hình thức thi công xây dựng, bao gồm cả san lấp mặt bằng đều phải có được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lúc này, khi có ý định san lấp cần chú ý đến những quyết định do UBND cấp tỉnh tại nơi có đất ban hành về các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoặc cấp phép cải tạo mặt bằng. Trong trường hợp chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước mà bạn đã tiến hành cải tạo trên địa bàn đó có nghĩa là bạn đã vi phạm quy định về Luật đất đai 2013.

Cụ thể, căn cứ theo khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 cho biết những hành động như sau là trái pháp luật:

Việc hủy hoạt đất khiến cho địa hình nơi đó bị biến dạng và có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm, làm chất lượng đất bị suy giảm. Điều này dẫn đến khả năng sử dụng đất theo mục đích đã xác định trước đó bị giảm hoặc mất đi. 

Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã nêu trước đó.

Trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất, không chấp hành đúng quy định của pháp luật.

San lấp mặt bằng trái pháp luật

Hành vi san lấp đất trái pháp luật được hiểu là như thế nào?

Hành vi san lấp trái phép đất được hiểu là hành vi làm thay đổi kết cấu đất, giá trị, công dụng của đất khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ra ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích. Hành vi san lấp đất trái phép này bị pháp luật nghiêm cấm, cụ thể chi tiết tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định chi tiết về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai.

– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật,…

Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi san lấp đất đai là trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện, trường hợp tự ý san lấp đất dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích.

San lấp mặt bằng trái pháp luật bị  xử phạt ra sao?

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của hành vi vi phạm mà sẽ có mức xử phạt san lấp mặt bằng tương ứng, đó chính là xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài việc xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với hành vi san lấp mặt bằng trái phép thì áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên, đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Cụ thể về các hình thức xử phạt như sau:

Xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính khi san lấp mặt bằng trái phép được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

Đối với những trường hợp gây ô nhiễm thì theo quy định pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xử lý hình sự

Bên cạnh đó, ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề San lấp mặt bằng trái pháp luật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

San lấp mặt bằng có được xem là hủy hoại đất không?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
 
b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”
Theo đó, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.
Như vậy, tùy thuộc mức độ biến dạng địa hình vào diện tích đất bị hủy hoại, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất.

San lấp mặt bằng bao gồm những hình thức nào?

Thông thường, san lấp mặt bằng được chia làm hai loại đó là:
San lấp mặt bằng theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san. Khi đó, người thực hiện không cần phải quá quan tâm đến khối lượng đất sẽ bị thừa hay thiếu.
San lấp mặt bằng theo yêu cầu về khối lượng đất khi san. Gồm các trường hợp như: Cân bằng lượng đào với lượng đắp; người thực hiện có ý định để lại một khối lượng đất sau khi san (tức là đất đào sẽ nhiều hơn đất lấp); người thực hiện cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước khi san (tức là đất lấp sẽ nhiều hơn đất đào).