Chào Luật sư, bạn tôi có một vườn trồng mít dưới quê nay muốn rao bán. Tôi có ý định mua để phát triển mô hình du lịch sinh thái. Vậy tôi có thể mua đất trồng cây lâu năm được không? Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm là gì? Đất trồng cây lâu năm hiện nay có những loại nào? Giá đất trồng cây lâu năm hiện nay được quy định như thế nào? Căn cứ tính giá đất trồng cây lâu năm là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư tư vấn đất đai giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Đất trồng cây lâu năm là gì?
Tại khoản 1, điều 10 trong Luật đất đai năm 2013 có ghi rõ như sau: đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng để trồng các loại cây một lần và sinh trưởng, cho thu hoạch trong nhiều năm Đất trồng cây lâu năm nằm trong nhóm đất nông nghiệp, dùng để trồng các loại cây như:
Cây công nghiệp lâu năm: ca cao, hồ tiêu, chè, …
Cây ăn quả lâu năm: cà phê, vải, bưởi…
Cây dược liệu lâu năm: quế, hồi
Cây lâu năm khác: bạch đàn, keo, xà cừ…
Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm là gì?
Với hơn 80% diện tích là đất nông nghiệp thì việc mua đất trồng cây lâu năm hiện nay diễn ra ở khắp mọi nơi tại Việt Nam. Và dưới đây là những rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm thường gặp nhất.
Đất không đảm bảo pháp lý
Pháp lý luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của khách hàng khi mua bán đất đai. Trong đầu tư bất động sản thì pháp lý càng có vai trò quan trọng hơn và được ví là chiếc chìa khóa mà vị khách hàng nào cũng cần phải cầm chắc trong tay.
Mặc dù vậy nhưng hiện nay, việc mua bán đất trồng cây lâu năm có pháp lý chưa rõ ràng là điều mà khách hàng thường bắt gặp. Và không phải ai cũng có kinh nghiệm để tránh khỏi những rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm không đảm bảo pháp lý. Điều này dẫn tới hệ lụy rất lớn cho người mua bởi khi người mua đã xuống tiền mà vẫn chưa được nắm trong tay sổ hồng hay bất cứ tài liệu và thông tin nào về mảnh đất thì rất dễ xảy ra tranh chấp với người chủ cũ hoặc đối với hàng xóm sống liền kề.
Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, những giấy tờ chuyển nhượng đất chỉ mang tính viết tay hoặc không được pháp luật công nhận sẽ trở nên vô dụng. Không chỉ vậy, đất trồng cây lâu năm không có pháp lý rõ ràng cũng không thể thế chấp ngân hàng và rất khó bán lại do không có tính thanh khoản. Nếu không may miếng đất lại nằm trong diện bị thu hồi thì người sở hữu cũng không được bồi thường.
Đất trồng cây lâu năm bị vướng quy hoạch
Về nguyên tắc thì khi đất trồng cây lâu năm đã bị vướng quy hoạch thì sẽ không được hoặc rất hạn chế được quyền chuyển nhượng. Bởi khi miếng đất đã nằm trong diện quy hoạch thì sớm muộn cũng bị thu hồi lại để sử dụng vào các mục đích xây dựng của nhà nước. Tuy nhiên, có rất nhiều chủ đất cố tình giấu nhẹm tình trạng lô đất đang nằm trong diện quy hoạch để đánh lừa người mua. Đối với những khách hàng đầu tư chưa có kinh nghiệm thì rất dễ bị mắc bẫy và mua phải lô đất dính quy hoạch. Những lô đất này thường có giá trị rất thấp gây ra thiệt hại cho người mua.
Tuy rằng đất trồng cây lâu năm vướng quy hoạch có rất nhiều rủi ro nhưng trên thị trường hiện nay vẫn có không ít những người chuyên đi “săn” đất vướng quy hoạch để chờ đền bù hoặc chờ xóa quy hoạch. Do vậy, nếu người mua gặp trường hợp này cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để đưa ra quyết định cho chính xác.
Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm: đất khó xin lên thổ cư
Đất trồng cây lâu nam khi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật đất đai hiện hành và phù hợp với chính sách phát triển của địa phương thì sẽ có thể chuyển đổi lên đất thổ cư để xây dựng nhà ở và các công trình phụ. Tuy nhiên, không phải tất cả các khu vực có đất trồng cây lâu năm đều có thể xin lên thổ cư.
Thông thường, đất nông nghiệp không có sức hấp dẫn cao trong thị trường bất động sản. Ngoại trừ những nơi có điều kiện phát triển đặc biệt, được Nhà nước định hướng phát triển thì có thể chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư dễ dàng và nhanh chóng. Người mua khi tìm hiểu cần lưu ý với những thông tin được quảng cáo để tránh mắc phải cơn sốt đất ảo.
Rủi ro khi gặp phải người bán đất lừa đảo
Trên thị trường hiện na có không ít những đơn vị kém uy tín lợi dụng chiêu trò để tạo nên những thông tin quảng cáo sai sự thật, dụ những khách hàng còn “non” không có kiến thức đầu tư đất đai.
Một trong những chiêu trò thường bắt gặp nhất là những cò đất này thuyết phục người mua với lý do là có nhiều quan hệ nên mọ thủ tục sẽ được hoàn thiện nhanh chóng. Không chỉ vậy mà các lô đất trồng cây lâu năm này còn có giá bán rẻ hơn nhiều so với mặt bằng chung thị trường. Thực tế đã cho thấy không ít khách hàng đã bị qua mắt bởi những dự án này.
“Treo vốn” vì mua đất trồng cây lâu năm để lướt sóng
Một điều dễ thấy rằng mặt bằng chung giá đất trồng cây lâu năm thường rẻ hơn khá nhiều so với đất thổ cư. Do đó, nếu người mua có thể mua được những mảnh đất có pháp lý rõ ràng và đủ điều kiện để xin lên thổ cư thì lợi nhuận mang lại là rất lớn.
Tuy nhiên, không có miếng bánh nào lại dễ dàng ăn như vậy. Trên thực tế, khách hàng nếu không tìm hiểu kỹ, muốn mua đất để lướt sóng ăn ngay mà mua phải 1 miếng đất mà tiềm năng phát triển phải 3 – 5 năm sau mới hiện hữu rõ ràng thì việc bị treo vốn là điều rất dễ xảy ra.
Có nên mua đất trồng cây lâu năm hay không?
Theo luật đất đai hiện hành. Đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vì vậy để được phép xây nhà, hoặc kinh doanh trên đất, cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng.
Theo đó đất trồng cây lâu năm có thể chuyển mục đích sang đất thổ cư. Tuy nhiên phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại địa phương đó.
Vì vậy người mua cần phải kiểm tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Để xác định được khu đất trồng cây lâu năm bạn định mua có được phép chuyển sang mục đích sử dụng khác hay không.
Kiểm tra kỹ lưỡng tính pháp lý của lô đất tránh rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm
Pháp lý, pháp lý và pháp lý là yếu tố đầu tiên mà người mua cần đảm bảo chắc chắn trước khi quyết định có mua miếng đất này hay không. Đối với đất trồng cây lâu năm thì cần có sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất khác. Có những loại giấy tờ này trong tay, người mua sẽ biết được vị trí, diện tích và những thông tin quan trọng khác liên quan đến miếng đất.
Bên cạnh đó, người mua cũng có thể kiểm tra pháp lý miếng đất bằng cách trực tiếp đến cơ quan chức năng địa phương để tra cứu. Khách hàng nên nhớ hãy nói không với các trường hợp viết tay, thỏa thuận bằng lời nói khi mua đất vì rủi ro sẽ tiềm ẩn rất nhiều.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm là gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại,download hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng chuyển nhượng nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để tránh việc mua phải những miếng đất vướng quy hoạch thì công đoạn kiểm tra thông tin quy hoạch là việc làm không thể thiếu. Hiện nay, thông tin quy hoạch đất đai có thể tra cứu dễ dàng tại trụ sở UBND cấp huyện, xã, cổng thông tin điện tử địa phương hoặc hỏi trực tiếp từ cán bộ địa chính.
Hiện nay, để bán được đất, người bán thường không tiếc lời ca ngợi và thậm chí là thổi phồng về tiềm năng của miếng đất trong khu vực. Do đó, để nắm được giá trị thực của mảnh đất để tránh mua phải miếng đất “sốt ảo” thì khách hàng cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn cũng như đọc thông tin trên các tờ báo chính thống.
Đối với những khách hàng đầu tư muốn mua đất trồng tư lâu năm để sinh lời thì cần lưu ý những điều kiện để miếng đất có thể xin lên thổ cư. Bởi khi bán thì ai cũng sẽ hứa hẹn và nói tốt về sản phẩm của mình rồi, còn trên thực tế có thực hiện được không lại là vấn đề hoàn toàn khác.