Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu là gì?

06/10/2023 | 15:48 93 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc lựa chọn nhà thầu như thế nào? Tôi mới xin việc ở công ty xây dựng dự án khu vui chơi giải trí cho các địa điểm du lịch hiện nay. Hôm nay tôi được phân công công việc mới là xây dựng bảng quy định cho chủ đầu tư khi lựa chọn các nhà thầu. Trong đó có phần xác định được quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu. Hiện nay những quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu ra sao? Mong được Luật sư giải đáp thắc mắc này của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Về Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu có nội dung gì?

Hiện nay để chọn ra được nhà thầu phù hợp nhất cho công trình xây dựng thì chúng ta cần thực hiện những việc làm cần thiết như làm kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Bên cạnh đó thì phê duyệt những nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu cũng là nội dung được ưu tiên hàng đầu. Việc phê duyệt này được quy định cụ thể như sau:

+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Danh sách xếp hạng nhà thầu;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

– Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

– Quyết định xử lý tình huống.

– Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

– Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu ra sao?

Khi lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thì chúng ta dựa trên các tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục đích xây dựng của công trình đó, các công việc cần thiết để chọn được nhà thầu. Và những quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư khi lựa chọn nhà thầu gồm những vấn đề cơ bản như sau:

– Chủ đầu tư có quyền lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật; lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầy tư vấn để lập, quản lý dự án của mình; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án; tổ chức quản lý, lập dự án hoặc quyết định thành lập hay giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng với một dự án theo thẩm quyền. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của chủ đầu tư là lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định; xác định nội dung nhiệm vụ, yêu cầu lập dự án, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn tổ chức, đơn vị, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức thẩm định dự án. Chủ đầu tư phải tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định của pháp luật; giám sát, kiểm tra việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn hay trả nợ vốn vay thì chủ đầu tư phải thu hồi và trả nợ vốn vay. Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu ra sao?

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu như thế nào?

Hiện nay trong hoạt động đấu thầu thì chủ đầu tư có những trách nhiệm nhất đinh với gói thầu tham gia. Các trách nhiệm này gồm việc phê duyệt trong việc lựa chọn nhà thầu, giải quyết các tình huống phát sinh liên quan đến những quyền lợi liên quan đến dự án. Để có thể hiểu được những vấn đề này một cách chi tiết, trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu hiện nay gồm có:

Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong đấu thầu được quy định tại Điều 74 Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013 như sau:

  1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
    a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
    b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
    c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
    d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;
    đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.
  2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.
  3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
  4. Quyết định xử lý tình huống.
  5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
  6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
  7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.
  8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
  9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
  10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
  11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
  12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
  13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.
  14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Chủ đầu tư có được tự duyệt kế hoạch chọn nhà thầu không?

Hiện nay duyệt kế hoạch chọn nhà thầu đã được quy định theo pháp luật. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra chính là liệu chủ đầu tư có được tự duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được không? Những quy định này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện dự án có hoàn thành đúng hạn không, có hoàn thành được các tiêu chí đặt ra không. Cụ thể vấn đề này là:

Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu thì phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó có công việc thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (không có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

Tại Khoản 7 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định”.

Theo Khoản 34 Điều 4 và Khoản 1 Điều 73 Luật Đấu thầu quy định người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Một trong các trách nhiệm của người có thẩm quyền là phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 74 của Luật này.

Theo đó, trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là của người có thẩm quyền (người quyết định phê duyệt dự án). Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, trường hợp thuê đơn vị tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thì phải hình thành gói thầu và lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong lựa chọn nhà thầu ra sao?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Bản chất của hợp đồng xây dựng là gì?

Một cách khái quát, hợp đồng xây dựng có thể là một loại hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, chịu sự điều chỉnh của Luật Xây dựng 2014; hợp đồng dân sự chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự 2015 và hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005.
Trước hết, bản thân hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng đặc thù thuộc lĩnh vực chuyên ngành về đầu tư xây dựng và được quy định tại Luật Xây dựng 2014. Do đó, hợp đồng xây dựng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Xây dựng 2014.
Luật Xây dựng 2014 cũng định nghĩa hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự. Do vậy, hợp đồng xây dựng có thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, Khoản 1 Điều 138 của Luật Xây dựng 2014 quy định như sau: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Xử ý vi phạm trong hợp đồng xây dựng thế nào?

Thứ nhất: Buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
Thứ hai: Bồi thường thiệt hại
Thứ ba: Phạt vi phạm hợp đồng
Thứ tư: Tạm dừng công việc trong hợp đồng xây dựng
Thứ năm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng có được không?

Trong các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng thì đơn phương chấm dứt hợp đồng là “biện pháp nặng nhất, làm triệt tiêu hợp đồng nên hợp đồng không được thực hiện và các bên không đạt được những gì họ mong đợi”. Đây là biện pháp cuối cùng mà bên bị vi phạm hợp đồng lựa chọn khi mà không thể còn biện pháp nào khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng, đặc biệt đối với Hợp đồng xây dựng thì đơn phương chấm dứt hợp đồng càng cần hạn chế áp dụng bởi những hậu quả pháp lý của nó cũng như đặc trưng pháp lý của Hợp đồng xây dựng. Đó là việc lựa chọn nhà thầu để xác lập quan hệ Hợp đồng xây dựng trong nhiều trường hợp (đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước) phải tuân theo quy trình đặc biệt mà pháp luật quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì Hợp đồng xây dựng bị triệt tiêu, các công việc theo hợp đồng vẫn còn chưa được hoàn thành, việc lựa chọn nhà thầu mới phải tiến hành lại từ đầu.