Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?

12/10/2022 | 09:15 95 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay di chúc được hợp pháp khi có điều kiện gì? Cha tôi vừa mới mất không có để lại di chúc, cũng không có di chúc miệng. Như vậy tài sản được phân chia đều cho vợ và các con hay sao? Con dâu thì có được nhận di sản thừa kế không? Những ai được nhận di sản khi cha mất mà không để lại di chúc? Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã dặt câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai xin được tư vấn về vấn đề “Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?” như sau:

Chia tài sản chung của vợ chồng khi chồng mất thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng là tài sản vợ và chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, gồm có tài sản mà vợ chồng mua được; nhận chuyển nhượng; thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh; hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng; tài sản được tặng choc hung, thừa kế chung.

Điều này cũng có thể hiểu rằng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau kết hôn được coi là tài sản chung. Trong tình huống của bạn có thể thấy khá rõ phần tài sản: miếng đất và một căn nhà mà bố mẹ bạn có là tài sản chung của vợ chồng.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân như ly hôn và một bên vợ hoặc chồng chết thì phần tài sản chung sẽ được chia đôi.

Đối với trường hợp chồng chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ. Phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng và phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế.

Việc thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?
Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?

Quy định về chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.

Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa kế, cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết

Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại

Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội; cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.

Đối chiếu với tình huống của bạn di sản thừa kế của bố để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:

Tài sản riêng bố bạn có trước hôn nhân và một nửa tài sản chung của bố mẹ bạn được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố; mẹ (ông bà nội của bạn); mẹ bạn; bạn; và hai người con còn lại ( tổng cộng chia thừa kế thành 6 phần bằng nhau).

Như bạn trao đổi, trong gia đình còn có những người là anh chị của bố bạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, những đối tượng là anh, chị của người chết thuộc hàng thừa kế thứ hai; mà như phân tích ở trên thì hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế. Vì vậy những người anh chị của bố bạn sẽ không được hưởng thừa kế.

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?

Căn cứ Điều 651, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?
Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?

Thủ tục khai nhận di sản đối với các đồng thừa kế

Khi bạn muốn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thì bạn có thể ra văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục khai nhận di sản. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Văn bản khai nhận di sản

+ Biên bản tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất, biên bản từ chối nhận di sản

+ Giấy chứng nhận quyền sử dung đất và nhà ở gắn liền với đất

+ Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn để chứng minh mối quan hệ với người đã mất

+ Giấy chứng tử của người mất.

Theo quy định của Luật công chứng, sau khi kiểm tra hồ sơ đây đủ và hợp lệ thì hồ sơ sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhâ dân cấp xã nơi thường trú của người để lại di sản trước khi mất, sau 15 ngày nếu như không có khiếu nại, kiến nghị gì thì công chứng viên sẽ công chứng biên bản khai nhận di sản và các văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Sau đó các đồng thừa kế có thể nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động về tên người sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc thế nào?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, giá thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai, hợp đồng mua bán nhà và đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, giá đất bồi thường khi thu hồi đất; tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khai nhận di sản thừa kế hiện nay ra sao?

Gia đình bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để lập di chúc?

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; hoặc người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Hiện nay hiệu lực của di chúc được quy định ra sao?

Hiệu lực của di chúc là giá trị bắt buộc phải thi hành, tuân theo di chúc. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Chỉ di chúc hợp pháp mới có hiệu lực pháp luật. Di chúc hợp pháp là di chúc do những người có đủ điều kiện lập; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.